Căng thẳng gia tăng!

Mỹ sẽ gửi thêm gần 3.000 binh sĩ đến Ba Lan và Romania để bảo vệ Đông Âu khỏi nguy cơ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng do việc Nga tăng cường quân đội gần Ukraine, các quan chức Mỹ cho biết hôm 2/2.

Cùng ngày, Warsaw thông báo, 2.500 lính Mỹ bổ sung sẽ đóng quân tại Ba Lan.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, John Kirby, thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành kế hoạch triển khai thêm quân đội Mỹ tới Đông Âu, nhằm thiết lập tuyến phòng thủ ở sườn phía đông của NATO để bảo vệ các đồng minh của Mỹ.

Ông Kirby nhấn mạnh, quân đội sẽ không "chiến đấu ở Ukraine", thay vào đó, khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ sẽ được tái điều động từ Đức đến Romania và 2.000 quân khác sẽ được chuyển từ Mỹ đến Ba Lan và Đức. Việc triển khai quân sẽ được thực hiện trong vài ngày tới.

leftcenterrightdel
Binh sĩ Ukraine tập trận quân sự ở vùng Lviv. Ảnh: Reuters. 

Các đợt triển khai này tách biệt với lực lượng phản ứng nhanh gồm 8.500 quân mà Mỹ có thể được gửi đến châu Âu nếu cần và có thể có các đợt triển khai quân bổ sung trong những tuần tới, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết; lưu ý, đây không phải là việc điều quân vĩnh viễn; điều cốt yếu Mỹ muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới ông Putin và thế giới, cũng như thể hiện cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ với NATO. 

"Chúng tôi không biết liệu Nga có quyết định xâm lược Ukraine hay không ... nhưng rõ ràng khả năng này là có.", ông Kirby nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết việc triển khai quân của Mỹ là một dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện tình đoàn kết. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng bày tỏ hoan nghênh, nói động thái của liên minh đối với Nga là phản ứng tương xứng và mang tính phòng thủ. 

leftcenterrightdel
Huấn luyện viên quân đội Mỹ huấn luyện các quân nhân Ukraine cách vận hành với súng phóng lựu M141 Bunker Defeat Munition (SMAW-D), do Mỹ cung cấp. Lực lượng Mặt đất Ukraine / Reuters. 

Trước quyết định của Mỹ, hôm 3/2, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho biết, với việc triển khai quân đội đồng nghĩa với việc Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng ở châu Âu, điều này chứng tỏ những lo ngại của Nga là cơ cơ sở.

Cùng với cáo buộc Nga thực hiện nhiều cuộc tập trận quy mô lớn, gồm tập trận lực lượng hạt nhân và tập trung hơn 100.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Nga đã gửi khoảng 30.000 binh lính và vũ khí hiện đại, bao gồm lực lượng hoạt động đặc biệt Speznaz, máy bay chiến đấu SU-35, tên lửa Iskander có khả năng hạt nhân và hệ thống phòng không S-400,.. tới Belarus trong vài ngày qua, đợt triển khai quân sự lớn nhất của Moscow tới nước này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Giải pháp ngoại giao vẫn là một ưu tiên

Trong khi các bên tỏ ra sẵn sàng cho tình huống xung đột, các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp ngoại giao để hóa giải căng thẳng vẫn đang được xúc tiến, bất chấp một số quốc gia phương Tây nói, các yêu cầu chính yếu trong đề xuất bảo đảm an ninh của Nga là không có triển vọng và Moscow không có dấu hiệu rút lại các yêu cầu đó.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, ông sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng với ông Biden trong những giờ tới và có thể tới Nga để gặp ông Putin. Nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố, tránh gia tăng căng thẳng vẫn là một ưu tiên. Trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, ông sẽ sớm gặp ông Putin tại Moscow, tuy thời điểm cụ thể chưa được công bố.

Hôm 3/2, trước khi khởi hành đến Ukraine để hội đàm với người đồng cấp Volodymyr Zelensky, trong vai trò trung gian hòa giải, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, tuyên bố, Ankara hy vọng sẽ ngăn chặn “bất kỳ hình thức đối đầu nào giữa Nga và Ukraine”.

“Là một quốc gia thuộc khu vực Biển Đen (cùng với Nga và Ukraine…- PV), chúng tôi ủng hộ một giải pháp hòa bình và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.”, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi, trước đó, ông cho biết, không tán thành quan điểm ‘chiến tranh không thể tránh khỏi’.

leftcenterrightdel
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đến Ukraine để hội đàm với người đồng cấp Volodymyr Zelensky trong vai trò trung gian hòa giải. Ảnh: Emin Sansar / Anadolu. 

Ông Erdogan cũng bày tỏ hy vọng Tổng thống Nga Putin sẽ thăm nước này sau chuyến công du Trung Quốc.

Hôm 2/3, tại Kiev, Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã hội đàm với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky xung quanh mối căng thẳng với Nga. Ông Johnson cũng dự kiến có cuộc điện đàm với ông Putin nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Nga tham gia đối thoại ngoại giao về vấn đề Ukraine.

London cũng nhấn mạnh, ông Johnson vẫn coi việc cùng với với các quốc gia phương Tây khác thực hiện các nỗ lực ngoại giao, là điều quan trọng để tiếp tục đối thoại với Nga và ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm năng. 

Tuyên bố lưu ý, Thủ tướng Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo EU rằng, đàm phán ngoại giao với Nga vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Mỹ vốn triển khai lâu dài hơn 70.000 quân ở các quốc gia trên khắp châu Âu, trong đó khoảng một nửa đóng quân ở Đức, số còn lại ở Ý, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Hy Lạp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Romania, Na Uy, Hungary, Pháp, Kosovo và Thổ Nhĩ Kỳ. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Thủ tướng Anh Boris Johnson hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, Ukraine ngày 1/2. Nguồn: Twitter. 

Lực lượng Mỹ đã đóng quân ở châu Âu kể từ Thế chiến hai để đối phó với ‘mối đe dọa’ từ Liên Xô và duy trì cho đến nay, cho dù Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ. Trong khi NATO do Mỹ dẫn đầu tiếp tục mở rộng về phía đông, bất chấp điều mà Nga cho rằng, khối này từng nói không với điều này.

Trong những tháng gần đây, các quan chức Mỹ và NATO đã cáo buộc Nga tập trung binh sĩ gần biên giới Ukraine, hiện lên đến khoảng hơn 100.000 quân, nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước này, điều mà Nga đã kịch liệt bác bỏ; ngược lại cáo buộc Washington cố tình làm trầm trọng thêm căng thẳng để lấy cớ mở rộng phạm vi hoạt động của Mỹ và quân đội ở Đông Âu.

Cuối năm ngoái, Moscow đã đề xuất các biện pháp bảo đảm an ninh với Mỹ và phương Tây nhằm xoa dịu căng thẳng NATO - Nga thông qua các hạn chế triển khai quân đội và vũ khí, đồng thời kêu gọi NATO bảo đảm không mở rộng khối về phía đông. Hôm 1/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, phương Tây về cơ bản đã phớt lờ những đề xuất này.

Hôm 2/1, Nga đã cảnh báo sẽ buộc phải thiết lập một hệ thống "chống lại các mối đe dọa" nếu những lo ngại về an ninh của mình bị phớt lờ.

Trước đó, Nga từng đề cập khả năng triển khai quân sự và tên lửa ở Mỹ Latinh. 

Văn Phong/Sputnik, Reuters, TASS