Trong cuộc chạy đua vũ trang, các quốc gia luôn tìm cách sở hữu được vũ khí của đối phương để nghiên cứu, học hỏi và tìm cách khắc chế phù hợp. Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã tìm mọi cách để được sở hữu chiến đấu cơ F-5E - loại máy bay chiến đấu được cho là đối thủ của MiG-21.
Sau khi giải phóng miền Nam 30/4/1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được một số lượng lớn dòng máy bay F-5E tại căn cứ quân sự Biên Hòa, nơi đóng quân của phi đội máy bay chiến đấu số 522 của lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa. Một trong những loại máy bay chiến đấu khét tiếng nhất thời đó đã được chuyển giao cho Liên Xô, cùng với các phương tiện quân sự khác.
|
|
Chiến đấu cơ F-5E - loại máy bay chiến đấu được cho là đối thủ của MiG-21. |
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã quyết định tiến hành một số cuộc thử nghiệm để kiểm chứng xem MiG-21 (máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô vào thời điểm đó) sẽ cạnh tranh như thế nào với máy bay phản lực của Mỹ trong không chiến. Và rồi, trước sự kinh ngạc của họ, F-5 đã giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến mô phỏng và được các kỹ sư đánh giá là vượt trội hơn so với MiG-21.
Vì vậy, để giành lại lợi thế trong không chiến, các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng tất cả dữ liệu thu thập được vào việc phát triển dòng máy bay chiến đấu tiếp theo - MiG-23.
“Việc nắm bắt vũ khí của đối phương và quá trình đánh giá là một phần quan trọng trong việc phát triển trí tuệ công nghệ quân sự.’’ - Đại tá Leonid Ivashov, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, cho biết.
|
|
F-5 hiện vẫn đang được sử dụng trong Không quân một số nước trên thế giới. |
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với một phi công Liên Xô có tên Viktor Belenko, người đã đào tẩu sang phương Tây trên một chiếc MiG-25 đời mới vào năm 1976.
“Anh ta đã quyết định tháo chạy khỏi Liên Xô và hạ cánh xuống Nhật Bản trên một chiếc máy bay chiến đấu MiG-25 hoàn toàn mới. Sau khi người Mỹ có được mẫu máy bay, họ đã tháo rời nó để kiểm tra các chất liệu của nó, xem chiếc máy bay này có tiềm năng trở thành máy bay chiến đấu nhanh nhất và cơ động nhất trên thế giới vào thời điểm đó hay không”, chuyên gia này chỉ ra.
|
|
Sau năm 1975 quân đội ta thu giữ một số lượng lớn F-5 của Không quân Việt Nam cộng hòa. |
Theo những gì chuyên gia này chỉ ra, những điều tương tự đã xảy ra khi quân đội tiến vào Đức trong năm 1945. Sau Thế chiến thứ hai, quân đồng minh đã lấy từ quốc gia này công nghệ của tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới, FAU-2, cùng với các phương án chế tạo áo giáp, động cơ và công nghệ bom hạt nhân tiên tiến nhất lúc bấy giờ.
F-5 là một loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ hai động cơ được sử dụng rộng rãi, do hãng Northrop (Mỹ) thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc F-5 vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới đầu thế kỷ XXI. F-5 có nhiều phiên bản nhưng mạnh nhất là F-5E. Loại máy bay này được Mỹ sử dụng khá rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung – điệp viên của ta trong Không quân Việt Nam cộng hòa đã lái chiếc F-5E ném bom trúng dinh Độc Lập. Sau năm 1975, quân đội ta thu giữ hơn 100 chiếc F5, nó tiếp tục được sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, truy kích tàn quân Polpot. |