Ngày 19/11, truyền thông Nga đưa tin, Tổng thống nước này Vladimir Putin đã phê chuẩn các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhà nước Liên bang trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.

“Để cải thiện chính sách nhà nước của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, tôi quyết định phê duyệt các nguyên tắc cơ bản đính kèm trong chính sách nhà nước của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.”, tài liệu viết.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày kí, 19/11.

Nghị định nhấn mạnh, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân mang tính chất phòng thủ, nhằm duy trì tiềm lực của lực lượng hạt nhân ở mức đủ để đảm bảo răn đe hạt nhân, đồng thời bảo đảm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, răn đe kẻ thù tiềm tàng khỏi hành vi gây hấn chống lại hoặc các đồng minh của nước này và trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự - ngăn chặn sự leo thang của các hành động thù địch và chấm dứt chúng theo những điều kiện được Liên bang Nga hoặc các đồng minh chấp nhận.

leftcenterrightdel
 Hệ thống an ninh nhiều lớp của tổ hợp tên lửa Topol-M của Nga. Ảnh: Sputnik/ Sergey Guneev.

Tài liệu lưu ý, hành động gây hấn chống lại Liên bang Nga hoặc các đồng minh của nước này bởi bất kì quốc gia phi hạt nhân nào có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, đều được coi là cuộc tấn công chung của họ.

Theo nghị định, những mối nguy hiểm quân sự chính, tùy thuộc vào những thay đổi trong tình hình quân sự- chính trị và chiến lược, có thể phát triển thành mối đe dọa quân sự đối với Liên bang Nga và khiến Nga phải thực hiện biện pháp răn đe hạt nhân để vô hiệu hóa, là việc triển khai trên lãnh thổ của các quốc gia phi hạt nhân vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển chúng, việc kẻ thù tiềm năng sở hữu hạt nhân và (hoặc) các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác có thể được sử dụng để chống lại Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh của nước này, cũng như các phương tiện vận chuyển các loại vũ khí này.

leftcenterrightdel
 Bệ phóng di động của tổ hợp tên lửa Topol-M. Nguồn: global.espreso.tv

Việc đối phương lập kế hoạch và tiến hành tập trận quân sự quy mô lớn gần biên giới Liên bang Nga cũng được xác định là “những mối nguy hiểm quân sự chính”, theo nghị định.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko giải thích, nước này cập nhật học thuyết hạt nhân để các đối thủ không ảo tưởng về sự sẵn sàng của Moscow trong việc đảm bảo an ninh bằng mọi phương tiện sẵn có.

“Chúng tôi tính đến toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược, khả năng an ninh và quốc phòng của chúng ta. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đang cập nhật ‘Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân’ để các đối thủ không có bất kì ảo tưởng nào về sự sẵn sàng của chúng ta trong việc đảm bảo an ninh của Liên bang Nga bằng mọi phương tiện sẵn có.”, ông Grushko nói.

leftcenterrightdel
 Binh sĩ Nga nạp tên lửa cho Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Ảnh: Dmitry Rogulin / TASS.

Theo nhà ngoại giao Nga, theo cả hai nghĩa khái niệm, chính trị và kỹ thuật - quân sự, “các nước hạt nhân trong NATO và bản thân khối này đang đi theo con đường tăng cường vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược của liên minh”.

Trước đó, tại cuộc họp thường trực Hội đồng An ninh Nga về răn đe hạt nhân, Tổng thống Nga đã đề xuất thảo luận vấn đề liên quan đến việc cập nhật nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.

Ông Putin cho biết, Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị xâm lược, kể cả khi kẻ thù sử dụng vũ khí thông thường nhưng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia.

Nhà lãnh đạo Nga đề xuất coi hành động gây hấn của một quốc gia phi hạt nhân với sự tham gia của một quốc gia hạt nhân là hành động tấn công chung của họ vào Liên bang Nga.

Văn Phong/Sputnik