Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

leftcenterrightdel
 Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng.

Tại Điều 53, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tíchlại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

Thứ nhất, đối với tái phạm: Để xem xét một người phạm tội có coi là tái phạm hay không phải dựa trên những căn cứ sau:

- Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người đó đã bị kết án về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi.

- Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.

- Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Điều này có nghĩa là, nếu phạm tội mới (loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng) với lỗi vô ý thì không coi là tái phạm.

Thứ hai, đối với tái phạm nguy hiểm: Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm:

- Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì được coi là tái phạm nguy hiểm.

=> Trường hợp Chị C đã bị kết án về tội "Tàng trữ chất ma túy", đang được hoãn thi hành án và chưa được xóa án tích nhưng vẫn cố ý phạm lại tội tàng trữ ma túy đó, như vậy chị C thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm

 Những hành vi như trên, tùy vào mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo quy định

 Theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 một trong những nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là nghiêm trị đối với trường hợp “tái phạm nguy hiểm”.

Vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì Tòa án phải quyết định hình phạt ở mức cao để đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và đảm bảo mục đích của hình phạt.

Theo đó, nếu người đã bị xử lý vi phạm hành chính về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" nhưng lại tiếp tục tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định từng khung hình phạt riêng theo hướng tăng nặng tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đối với tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy", mức hình phạt nhẹ nhất khoản 1 có khung hình phạt từ 1 năm đến 5 năm tù và mức hình phạt nặng nhất theo khoản 4 là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định:

“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”.

Song Anh