Hôm 23/10, Văn phòng báo chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nghị định thư về kết nạp Thụy Điển vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được chuyển tới Quốc hội nước này để xem xét phê chuẩn, sau khi được Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ký trước đó cùng ngày.

Thủ tướng Thụy Điển hoan nghênh thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cũng hoan nghênh động thái của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Stoltenberg cho biết đang mong chờ một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng hoan nghênh động thái của Ankara.

leftcenterrightdel
 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Nguồn: @ResoluteSquare.

“Chúng tôi hoan nghênh bước đi này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Matthew Miller, nói trong một cuộc họp báo; lưu ý, Washington kỳ vọng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn hồ sơ gia nhập NATO của Thụy Điển sớm nhất.

Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, từ bỏ chính sách trung lập đã duy trì nhiều chục năm, sau khi Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2/2022.

Hồ sơ gia nhập NATO của thành viên mới về nguyên tắc phải được sự phê chuẩn của toàn bộ 30 thành viên.

Ngày 4/4, Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO.

Cho đến nay hồ sơ gia nhập NATO của Thụy Điển vẫn chưa có được sự chấp thuận cuối cùng của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, do tồn tại một số bất đồng về chính sách.

leftcenterrightdel
 Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Thụy Điển tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha tháng 6/2022. Ảnh: Reuters.

Với tư cách là thành viên Liên minh châu Âu, để đổi lấy việc phê chuẩn hồ sơ này, trong các cuộc đàm phán Thụy Điển đã đồng ý sẽ giúp tác động thúc đẩy quá trình Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra tuyên bố, vấn đề NATO kết nạp Thụy Điển và việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU “không liên quan đến nhau”. Hồi tháng 8, ông Stoltenberg cho biết, ông lạc quan cho rằng Thụy Điển sẽ gia nhập khối liên minh quân sự vào mùa thu này.

Stockholm trấn an Thổ Nhĩ Kỳ rằng, họ sẽ không hỗ trợ các tổ chức mà Ankaraa coi là khủng bố, bao gồm PKK, chi nhánh YPG ở Syria hoặc Nhóm FETO, sau khi nước này trở thành thành viên NATO và rằng, một cơ chế an ninh song phương mới sẽ được thiết lập giữa hai nước. 

Văn Phong/Dailysabah, Sputnik