Ngày 31/7, bày tỏ về vụ ám sát ông Ismail Haniyeh- thủ lĩnh chính trị Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine Hamas, tân Tổng thống Iran, người vừa nhậm chức hôm 30/7, cho biết, Iran và Palestine sẽ đoàn kết, mạnh mẽ hơn và sẽ tiếp tục theo đuổi con đường đấu tranh, chống lại áp bức.

“Mối liên kết giữa hai quốc gia đáng tự hào Iran - Palestine sẽ mạnh mẽ hơn và, con đường đấu tranh, bảo vệ những người bị áp bức sẽ được theo đuổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, danh dự, phẩm giá của mình và khiến những kẻ xâm lược khủng bố phải hối hận về hành động hèn nhát của chúng.”, tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian viết trên trang cá nhân; bày tỏ đau buồn trước vị khách- người bị giết hại khi đang ở thăm Iran; tuyên bố, kẻ thù sẽ phải đón nhận hình phạt khắc nghiệt cho hành động khủng bố của họ.

Đại giáo chủ Khamenei, lãnh tụ tối cao của Cách mạng Hồi giáo Iran cũng cảnh báo về hậu quả “khắc nghiệt” của vụ ám sát.

leftcenterrightdel
 Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh: EPA.
leftcenterrightdel
 Ông Haniyeh gặp lãnh tụ tối cao Iran Khamenei ngày 30/7, trước ngày bị ám sát. Ảnh: IRGC.

Trong một tuyên bố cùng ngày, cùng với việc thông báo 3 ngày quốc tang, Chính phủ Iran nhấn mạnh, vụ ám sát một vị khách ngoại giao của Iran ngay trên lãnh thổ nước này là hành vi vi phạm mọi quy tắc quốc tế và là hành động không thể chấp nhận.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lên án mạnh mẽ vụ ám sát, mô tả đây là “một hành động hèn nhát và là diễn biến nguy hiểm”, theo một tuyên bố từ hãng thông tấn chính thức Wafa. Ông Abbas kêu gọi người Palestine đoàn kết.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washignton “không biết hay liên quan” đến cái chết của ông Haniyeh, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn và trả tự do cho con tin.

leftcenterrightdel
 Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei chào đón ông Haniyeh ngày 30/7 /@khamenei_ir

Lãnh đạo phe đối lập Israel Yair Lapid đã lên án chính phủ vì không giải cứu những con tin bị giam giữ ở Gaza trong khi đồng thời kéo đất nước vào một cuộc xung đột “không có hồi kết”.

“Tất cả những gì chính phủ mang lại cho chúng ta chỉ là nhiều cuộc chiến hơn, nhiều chiến tranh hơn và xung đột triền miên. Phải nhớ rằng, vẫn còn một cách khác để thực hiện nhiệm vụ của chúng ta. Đó có thể đàm phán trao đổi tù nhân và đưa họ trở về.”, ông Lapid nói.

leftcenterrightdel
 Người dân Palestine tụ tập lên án vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Haniyeh tại Ramallah Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 31/7. Ảnh: Issam Rimawi /AA.
leftcenterrightdel
 Biểu tình ở Tehran, Iran sau vụ ám sát ông Haniyeh. Ảnh: Majid Asgaripour/West Asia News Agency / Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Richard Marles cho biết, nước này trước sau vẫn ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Trung Đông để chấm dứt thảm họa đang diễn ra; bày tỏ không muốn thấy sự leo thang căng thẳng, bởi hậu quả nghiêm trọng của nó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết, nước này vô cùng quan ngại về vụ việc đồng thời kiên quyết phản đối và lên án vụ ám sát.

“Gaza nên đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện và lâu dài càng sớm càng tốt.”, ông Lâm Kiếm tuyên bố.

Trong một tuyên bố, Bộ ngoại giao Ai Cập nhìn nhận, vụ ám sát cho thấy sự thiếu vắng ý chí chính trị của Israel nhằm xoa dịu tình hình.

“Sự trùng hợp của sự leo thang trong khu vực với việc thiếu tiến triển trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza làm gia tăng phức tạp tình hình và cho thấy sự thiếu vắng ý chí chính trị của Israel nhằm xoa dịu tình hình. Điều này làm suy yếu những nỗ lực tích cực của Ai Cập và các đối tác nhằm chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza và chấm dứt nỗi đau khổ của người dân Palestine.”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập viết.

leftcenterrightdel
 Phụ nữ Iraq tham gia cuộc tuần hành ở Baghdad, Iraq, lên án vụ giết hại ông Haniyeh. Ảnh: Ahmed Saad/Reuters.
leftcenterrightdel
 Biểu tình tại Tunis, Tunisia ngày 31/7, phản ứng trước vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Haniyeh. Ảnh: Jihed Abidellaoui/Reuters.

Cùng với việc kêu gọi cuộc điều tra toàn diện về vụ ám sát, Malaysia cũng kêu gọi các bên kiềm chế, nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết phải hạ nhiệt căng thẳng tiến tới đối thoại.

“Malaysia kêu gọi một cuộc điều tra lập tức, toàn diện về vụ ám sát và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị trừng trị. Malaysia cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế trong khi các chi tiết xung quanh vụ ám sát đang được làm sáng tỏ. Sự cố này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải hạ nhiệt căng thẳng và củng cố sự cần thiết của tất cả các bên trong việc tham gia vào đối thoại mang tính xây dựng và theo đuổi các giải pháp hòa bình.”, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết trong một tuyên bố.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo lên án vụ giết hại thủ lĩnh Hamas.

“Đó là hành động bạo lực, giết người không thể dung thứ, đặc biệt nó diễn ra trong lãnh thổ có chủ quyền của Iran.” ông Widodo nói.

Thủ tướng Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani bày tỏ băn khoăn, hòa giải liệu có kết quả khi các vụ ám sát và giết hại dân thường vẫn diễn ra đồng thời với quá trình đàm phán ngừng bắn.

leftcenterrightdel
 Biểu tình phản đối cái chết của thủ lĩnh Hamas Haniyeh tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 31/7. Ảnh: Kemal Aslan/AFP.
leftcenterrightdel
 Người dân Iran tham dự lễ tang ông Haniyeh ở Tehran, Iran, ngày 1/8. Nguồn: West Asia News Agency / Reuters.

“Những vụ ám sát chính trị và việc tiếp tục nhắm mục tiêu vào dân thường ở Gaza trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, khiến chúng ta phải tự hỏi, làm sao hòa giải có thể thành công khi một bên ám sát nhà đàm phán của phía bên kia? Hòa bình cần những đối tác thực sự thiện chí.”, ông Al Thani, người lãnh đạo các nỗ lực hòa giải của Qatar bày tỏ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cho rằng, vụ ám sát là không thể chấp nhận, điều sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng.

“Đây hoàn toàn là một vụ ám sát chính trị không thể chấp nhận được, điều sẽ dẫn đến căng thẳng leo thang hơn nữa.”, ông Bogdanov nói.

Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe lên án mạnh mẽ vụ ám sát, tuyên bố những hành động như vậy

“Tổng thống Ranil Wickremesinghe bày tỏ lên án mạnh mẽ vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh và tuyên bố rõ ràng rằng, những hành động như vậy không bao giờ có thể dung thứ.”, cơ quan báo chí của Tổng thống Sri Lanka cho biết.

leftcenterrightdel
 Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei chủ trì buổi cầu nguyện tại tang lễ của ông Haniyeh, ngày 1/8. Ảnh: AA.
leftcenterrightdel
 Lãnh đạo phe đối lập Israel Yair Lapid nói, chính phủ đang kéo đất nước vào một cuộc xung đột “không có hồi kết”. Nguồn: @yairlapid.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, vụ sát hại ông Haniyeh “một lần nữa cho thấy chính phủ Israel không có ý định đạt được hòa bình”; cảnh báo khu vực sẽ phải đối mặt với xung đột lớn hơn nhiều nếu cộng đồng quốc tế không hành động để ngăn chặn Israel.

Trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cực lực lên án vụ ám sát nhắm vào người đứng đầu chính trị Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, gọi đây là “hành động hèn hạ” nhằm mục đích phá hoại “cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người anh em Palestine”, đồng thời khủng bố tinh thần và đe dọa người Palestine.

Ông Erdogan cho rằng, các vụ vụ ám sát các thủ lĩnh Hamas và nhân vật chính trị khác sẽ không giúp Israel đạt được mục tiêu.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Akrara sẽ mở mọi cánh cửa và hỗ trợ láng giềng Palestine bằng tất cả phương tiện và sức mạnh của mình; đồng thời tiếp tục nỗ lực hướng tới thành lập Nhà nước Palestine tự do, có chủ quyền và độc lập, dựa trên đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.

Văn Phong (theo Aljazeera)