Thủ tướng Narendra Modi xác nhận vụ thử trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 27/3.

“Các nhà khoa học của chúng ta đã bắn rơi một vụ tinh đang hoạt động cách 300 km trong không gian, ở quỹ đạo thấp của Trái Đất,” ông Modi phát biểu trên truyền hình.

“Ấn Độ hôm nay có thành tích chưa từng có. Chúng đã ghi tên mình thành một cường quốc không gian,” ông Modi cho biết thêm.

Vũ khí chống vệ tinh trong không gian cho phép tấn công vệ tinh của kẻ thù, làm mù hoặc gián đoạn liên lạc đồng thời cung cấp cơ sở công nghệ cho việc đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Mỹ, Nga và Trung Quốc trước đây từng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh. Vụ thử cuối cùng được thực hiện vào năm 2008, khi đó Mỹ sử dụng một tên lửa phóng từ tàu chiến phá hủy vệ tinh gián điệp không còn hoạt động đang rơi xuống Trái Đất. Vệ tinh chỉ cách 250 km, vì vậy tất cả mảnh vỡ rơi xuống Trái Đất trong một tháng hoặc hơn.

leftcenterrightdel
Ấn Độ thử vũ khí chống vệ tinh không gian vào đúng thời điểm căng thẳng với Pakistan 

Hiệp ước Không gian bên ngoài được Liên hợp quốc thông qua vào năm 1967 cấm bom hoặc các loại vũ khí hat nhân hủy diệt khác “đồn trú” trong không gian. Nhưng một dự thảo lệnh cấm các loại vũ khí khác đã vấp phải sự ngăn cản của Mỹ và các quốc gia khác.

Quốc gia láng giếng đồng thời là đối thủ truyền kiếp của Ấn Độ, Pakistan cho biết “bầu trời là tài sản chung của nhân loại, và mỗi quốc gia cần phải có trách nhiệm tránh các hành động có thể dẫn đến phi quân sự hóa không gian.”

Căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bùng phát vào tháng qua, sau một vụ đánh bom khủng bố ở khu vực tranh chấp Kashmir.

Ấn Độ phát triển chương trình khoa học công gian trong nhiều năm qua, cung cấp hình ảnh vệ tinh Trái Đất và tạo ra khả năng phóng vệ tinh có giá thành rẻ hơn so với dịch vụ không gian của phương Tây. Quốc gia Nam Á phóng tàu thám hiểm Sao Hỏa vào năm 2014 và lên kế hoạch cho sứ mệnh thám hiểm không gian lần đầu tiên bằng tàu vũ trụ có người điều khiển vào năm 2022. Ấn Độ cũng từng phóng vệ tinh Chandrayaan-1, thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2018.

Phạm Trúc