Theo một nghiên cứu mới của Chính phủ Mỹ, năm 2017, Trung Quốc bắt đầu công bố những hình ảnh đầu tiên về các cuộc thử nghiệm phương tiện bay siêu thanh của nước này; trong khi vào năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “bật mí” một loạt vũ khí siêu thanh mới đang được phát triển cho quân đội Nga.
Kể từ đó hai quốc gia đều có những tuyên bố vũ khí siêu thanh của họ, ít nhất có khả năng hoạt động ban đầu. Điều khiến các nhà hoạch định Lầu Năm Góc phát hoảng, bởi như vậy, ở Mỹ đã tồn tại một khoảng trống về công nghệ tên lửa siêu thanh.
|
|
Raytheon và Northrop Grumman đã hợp tác để đẩy nhanh quá trình phát triển vũ khí siêu thanh. Ảnh: Raytheon. |
Trong khi một số chuyên gia cho rằng, chúng hoàn toàn không cần thiết với Mỹ; tuy nhiên, có một thực tế, một tên lửa siêu thanh, dù không có đầu đạn, nhưng với động năng cực lớn khi bay vận tốc lớn gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, cú va chạm có thể xuyên thủng và vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ.
Theo một nghiên cứu mới do Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) công bố, Washington hiện có 70 chương trình vũ khí siêu thanh khác nhau trị giá 15 tỷ USD, được chi trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2015 đến 2024, Aerotime Hub loan tin. Năm 2020 là đỉnh điểm đầu tư vào vũ khí siêu thanh khi 2,5 tỉ đô la đã được chi cho chương trình này.
|
|
Lầu Năm Góc đang chi bộn tiền trong cuộc đua phát triển công nghệ siêu thanh với các đối thủ. Ảnh: Lockheed Martin. |
Cả Bộ Quốc phòng (DoD) lẫn Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) và NASA đều tiến hành các chương trình vũ khí siêu thanh của riêng mình. Riêng quân đội, Hải quân Hoa Kỳ (USN) là bên tham gia chính của các chương trình vũ khí siêu thanh với chi phí 6,2 tỉ đô la; Không quân Mỹ (USAF) đứng thứ hai, được phân bổ 3,6 tỉ USD, theo Aerotime.
Trong khi Hải quân tập trung vào việc phát triển các phương tiện lướt siêu thanh (HGV) và thiết bị lượn siêu vượt âm thế hệ mới (CHGE) thì Không quân Hoa Kỳ điều hành chương trình riêng đình đám cùng với Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), phát triển phương tiện lướt siêu thanh được phóng từ máy bay ném bom B-52, Aerotime đưa tin.
|
|
Vũ khí phản ứng nhanh phóng trên không AGM-183A được tích hợp trên chiếc B-52H. Ảnh: Giancarlo Casem. |
Hiện tại, 5 chương trình khác nhau đã bước vào giai đoạn phát triển sản phẩm và thử nghiệm, 65 chương trình còn lại đang trong giai đoạn phát triển công nghệ.
Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) của Không quân Hoa Kỳ sẽ là vũ khí siêu thanh đầu tiên đi vào giai đoạn sản xuất và khả năng được đưa vào hoạt động cuối năm 2022.