Không quân Pakistan hôm 27/2 triển khai các máy bay chiến đấu F-16 cùng với tên lửa AIM-120 AM-RAAM tham một cuộc không chiến tuần vòng (dogfight) với Không quân Ấn Độ gần khu vực LoC phân định tạm thời vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir. 

Tên lửa AIM-120 được mệnh danh là sát thủ diệt chim sắt thuộc loại tên lửa tầm trung không đối không được phát triển bởi công ty quốc phòng Raytheon của Mỹ. Tên lửa AIM-120 nặng 157kg, hiện được không quân của 36 nước trên toàn thế giới sử dụng.

leftcenterrightdel
 Mig 21 của Ấn Độ khai hỏa trong buổi diễn tập.

 Tên lửa có thể được tích hợp trên máy bay chiến đấu F-22, Eurofighter Typhoon, F-15, F-16, F/A-18, F-35 JSF, Sea Harrier, Tornado, Harrier II Plus, JAS-39 Gripen và hệ thống tên lửa đối không tiên tiến của Na Uy (NASAMS). Nó cũng có đầu đạn nổ với độ phân mảnh cao.

Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của tên lửa AIM-120 AMRAAM là hệ thống dẫn đường, sử dụng đầu dẫn radar chủ động có khả năng tự phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu mà không cần sự hỗ trợ của thiết bị mang phóng.

Nghĩa là, sau khi rời khỏi bệ phóng trên máy bay, AIM-120 sẽ tự chủ hoàn toàn trong việc tấn công, tiêu diệt mục tiêu. Còn máy bay mang phóng có thể chuyển hướng sang mục tiêu khác hoặc thoát ly. Ngoài ra, tên lửa AIM-120 là có thể đánh chặn mục tiêu ngoài tầm nhìn trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày hoặc ban đêm.

Tên lửa cũng sở hữu khả năng cơ động và tốc độ cao nhờ được trang bị động cơ rocket WPU-6/B có thể đưa AIM-120 đạt tốc độ đáng kinh ngạc nhanh gấp 4 lần vận tốc âm thanh (tương đương 4.900km/h) cho phép nó tiêu diệt ngay cả những máy bay chiến đấu nhanh nhất của đối phương.

leftcenterrightdel
Máy bay chiến đấu MiG-21 "bò rừng" của Không quân Ấn Độ 

Để đáp trả đối phương, Không quân Ấn Độ lần đầu tiên triển khai một gói mồi nhử hướng về phía tỉnh Punjab để đánh lừa hệ thống phòng không và Không quân Pakistan khỏi vụ tấn công thực tế trong khu vực.

Không quân Ấn Độ đã xuất kích các máy bay chiến đấu Mirage-2000 và Sukhoi-30MKI, chuyên cơ tiếp nhiên liệu trên không IL-78 và kiểm soát không lưu và cảnh báo sớm AWACS từ Gwalior, Agra và Bareilly, thay vì các căn cứ hướng đến khu vực Muzaffarabd dọc theo Đường phân tuyến (LoC) để tạo bất ngờ cho hoạt động không kích.

“Lần lượt, các gói mồi nhử của Sukhoi-30MKI và MiG-21 Bison cất cánh từ Punjab để làm giả một vụ tấn công về phía Bahawalpur. Phía Pakistan bị mồi nhử thu hút và lập tức xuất kích các máy bay chiến đấu hướng về phía mồi nhử,” một nguồn tin nói với Thời báo Ấn Độ.

“Do đó, không có máy bay chiến đấu Pakistan ở gần vụ tấn công thật sự, máy bay gần nhất cũng cách hiện trường hơn 150 km. Điều này cũng khiến Pakistan tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu Không quân Ấn Độ vội vã thả mồi mà không đạt được kết quả gì, giống như tuyên bố sai lệch của họ là không sử dụng F-16 trong vụ giao chiến đường không vào ngày 27/2,” nguồn tin cho biết thêm.

Một máy bay F-16 hiện đại nhất của Không quân Pakistan tiến sâu vào LoC và bị một chiến đấu cơ “cổ điển” Mig-21 Bison của Ấn Độ bắn rơi. Phi đội trưởng Abhinadan Varthaman bắn tên lửa R-73 hạ gục F-16 trước khi trúng đạn từ Pakistan và bị bắt.

leftcenterrightdel
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan

Trong khi đó, Pakistan vẫn chưa thừa nhận thiệt hại, mặc dù phía Ấn Độ hôm 2/3 công bố hình ảnh về chiến đấu cơ F-16 bị bắn hạ.

R-73 là loại tên lửa không-đối-không tầm ngắn tiêu chuẩn của Nga, được phát triển bởi Phòng nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự Vympel dựa trên những kinh nghiệm tích lũy từ loại tên lửa đối không tầm ngắn đời cũ R-60, bắt đầu phục vụ từ năm 1984.

Vũ khí được triển khai cho các loại máy bay tiêm kích MiG-23MLD, MiG-29 và Su-27 cũng như các loại trực thăng Mi-24, Mi-28 và Ka-58.

Tính đến thời điểm hiện tại, R-73 vẫn là loại tên lửa đối không tầm ngắn hiện đại nhất của Không quân Vũ trụ Nga cũng như Không quân Ấn Độ và một số quốc gia khác. Ngoài khả năng linh hoạt tuyệt vời, R-73 còn có thể kết nối trực tiếp với mũ bay của phi công, cho phép công kích các mục tiêu ở cạnh sườn máy bay, điều vốn không thể thực hiện được với các loại tên lửa có phương cách nhắm bắn và điều hướng thông thường.

Ở phiên bản đời cũ R-73A có tầm bắn 30 km trong khi phiên bản R-73M mới nhất được Không quân Ấn Độ sử dụng có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 40km.

Thiết kế của tên lửa R-73 có các cánh khí động học ở phía trước, phần bao gồm các thành phần như đầu dò tín hiệu nhiệt, hệ thống lái khí động bề mặt, thiết bị điều khiển bay, ngòi nổ, đầu nổ sát thương, động cơ tên lửa, hệ thống kiểm soát khí động và thiết bị lái các cánh phụ, giúp cho R-73 có khả năng cơ động nhanh và cực kỳ linh hoạt.

leftcenterrightdel
Tên lửa R-73 loại vũ khí Ấn Độ dùng bắn hạ F-16 của Pakistan 

Đầu dò tín hiệu nhiệt thụ động đóng vai trò hỗ trợ khóa mục tiêu trước khi phóng tên lửa, việc điều hướng tới vị trí dự đoán được lập trình bởi thuật toán đặc biệt, cho nên không cần sự tác động của phi công trong quá trình chiến đấu. Cấu phần chiến đấu của tên lửa bao gồm ngòi nổ chủ động kích hoạt bằng radar hoặc laser và ngòi nổ chạm đích và cuối cùng là đầu nổ nặng 8 kg, rất hữu dụng khi tham gia dogfight

Pakistan hôm 2/3 trao trả cho Ấn Độ viên phi công Varthaman và gọi đây là “động thái mang tính thiện trí” để giảm căng thẳng giữa 2 nước láng giềng Nam Á.

Thủ tướng Narendra Modi hôm 2/3 khẳng định rằng Ấn Độ đã thay đổi dưới thời Chính quyền Liên minh Dân chủ mới và không còn bị bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dọa nạt.

“Ấn Độ đã đổi mới, dũng cảm và quyết đoán. Không còn giống như trong quá khứ, bây giờ đừng có nước nào đe dọa Ấn Độ,” Thủ tướng Narendra Modi phát biểu.

Tuy nhiên, Islamabad và New Delhi đã cùng có đề nghị cộng đồng quốc tế, bao gồm Nga và Mỹ tham gia quá trình hòa giải căng thẳng để tránh xung đột leo thang.

Phạm Trúc