Hôm 1/11, Israel cho biết, quân đội nước này đã thực hiện cuộc tấn công thứ hai vào khu Jabalia, trại tị nạn lớn nhất Gaza.

Hoạt động quân sự của Israel khi người Palestine còn đang tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát của các tòa nhà, sau đợt tấn công đầu tiên vào địa điểm này hôm 1/11, khiến hàng trăm người thương vong.

IDF nói, dựa trên thông tin tình báo tin cậy, lực lượng của họ đã tấn công khu trung tâm chỉ huy đầu não ngầm của Hamas nằm bên dưới trại tị nạn Jabalia, giết chết chỉ huy đơn vị tên lửa chống tăng của nhóm Hồi giáo vũ trang Palestine Hamas, Muhammad A'sar.

leftcenterrightdel
 Tìm kiếm người thương vong dưới đống đổ nát sau khi Israel tấn công trại tị nạn Jabalia, phía bắc Dải Gaza, ngày 31/10. Nguồn: Reuters/Fadi Whadi.

“Hamas chủ ý xây dựng cơ sở hạ tầng khủng bố bên dưới, xung quanh và bên trong các tòa nhà dân sự.”, tuyên bố của Israel nói.

Các tổ chức nhân quyền LHQ cho biết, hoạt động này của Israel có thể là một tội ác chiến tranh.

“Với số lượng dân thường thương vong cao và quy mô tàn phá sau các cuộc không kích của Israel vào trại tị nạn Jabalia, chúng tôi thực sự lo ngại rằng đây là những cuộc tấn công không cân xứng có thể cấu thành tội ác chiến tranh.”, Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) nói.

leftcenterrightdel
 Các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu ở Gaza đang ở tuần thứ 4. Nguồn: Reuters/Mohammed Salem.

Công bố của chính quyền Gaza cho biết, trong vòng chưa đầy 24 giờ, số nạn nhân trong vụ đánh bom thứ nhất và thứ hai của Israel vào trại tị nạn Jabalia đã vượt quá 1.000 người, bao gồm 195 người được xác nhận thiệt mạng, 120 người mất tích và ít nhất 777 người bị thương.

Trong khi Israel cho biết cuộc tấn công hôm 31/10 đã giết chết Ibrahim Biari, người được mô tả là ‘kiến trúc sư’ cuộc tấn công ngày 7/10 vào Israel.

Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã mô tả các cuộc tấn công vào trại tị nạn Jabalia là khủng khiếp.

leftcenterrightdel
 Xe bọc thép của Israel trong các hoạt động trên bộ tại một địa điểm được cho là ở Gaza, ngày 1/11.  Reuters/IDF.

Hôm 1/11, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc xung đột 7/10, cửa khẩu Rafah nối Gaza với Ai Cập chính thức mở cửa. Ít nhất 320 người mang hộ chiếu nước ngoài trong danh sách ban đầu gồm 500 người, cũng như 49 người bị thương nặng đã rời Gaza đang chìm trong lửa đạn, các nguồn tin cho biết.

Nahed Abu Taeema, Giám đốc Bệnh viện Nasser của Gaza, nói, những bệnh nhân sơ tán thuộc trường hợp nặng, bao gồm trẻ em, những người cần chỉ định can thiệp y tế nâng cao.

Trong khi hãng thông tấn WAM của UAE cho biết, khoảng 1.000 trẻ em Palestine từ Gaza đang được điều trị tại các bệnh viện ở UAE.

leftcenterrightdel
 Người Palestine có hai quốc tịch chờ tại cửa khẩu Rafah ở biên giới với Ai Cập hôm 1/11, sau khi cửa khẩu này được mở trở lại, với hy vọng được phép rời khỏi Gaza đang chìm trong lửa đạn. Nguồn: Reuters/Arafat Barbakh.

Một nguồn tin ngoại giao cho biết, khoảng 7.500 người mang hộ chiếu nước ngoài sẽ được sơ tán khỏi Gaza trong vòng khoảng hai tuần.

Israel đã gửi lực lượng mặt đất tới Gaza do Hamas quản lý vào cuối tuần trước sau nhiều tuần thực hiện các cuộc tấn công liên tiếp, để trả đũa cuộc tấn công bất ngờ của Hamas khiến khoảng 1.400 người, chủ yếu là dân thường, thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt làm con tin.

Bộ y tế Gaza cho biết, ít nhất 8.796 người Palestine,  gồm 3.648 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7/10.

leftcenterrightdel
 Một nạn nhân trẻ em được giải cứu khỏi đống đổ nát của tòa nhà đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Israel tại trại tị nạn Jabalia, bắc Gaza hôm 1/11. Ảnh: Abed Khaled/AP.

Bất chấp số dân thường thiệt mạng ở Gaza ngày càng gia tăng, hôm 1/11, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington không tin rằng bây giờ là thời điểm cho một lệnh ngừng bắn, nhưng việc tạm dừng nhân đạo là cần thiết.

Trong khi người dân Gaza sống trong điều kiện thiếu thức ăn, nước uống, các bệnh viện trong dải đất bị bao vây cũng đang vật lộn đối phó với tình trạng thiếu thuốc men và nhiên liệu cho máy phát điện. Trong khi Israel đã từ chối cho phép các đoàn xe nhân đạo mang nhiên liệu vào Gaza, với lý do lo ngại nó sẽ rơi vào tay Hamas để sử dụng cho mục đích quân sự.

leftcenterrightdel
 Thi thể của những người Palestine thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn Jabalia, bắc Dải Gaza, ngày 31/10. Ảnh: Reuters.

Hôm 2/11, hai bệnh viện lớn ở phía bắc Gaza đã buộc phải đóng cửa sau khi hết nhiên liệu cung cấp cho máy phát điện.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 28/10, ông Craig Mokhiber, một chuyên gia pháp lý lâu năm về nhân quyền của LHQ, cựu Giám đốc Văn phòng OHCHR ở New York, tuyên bố từ chức sau khi OHCHR bất lực trong việc ngăn chặn điều mà ông gọi là nạn diệt chủng ở Gaza, khi Israel tiếp tục các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, dẫn đến một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

leftcenterrightdel
 Trẻ em không còn chỗ trú an toàn trong cuộc tấn công tàn khốc của Israel ở Gaza. Ảnh: AFP.

Ông Mokhiber đã cáo buộc nhiều chính phủ phương Tây không chỉ từ chối đáp ứng các nghĩa vụ của họ trong việc thực thi Công ước Geneva, mà còn tích cực trang bị vũ khí, cung cấp hỗ trợ kinh tế và tình báo cho cuộc tấn công.

Hôm 1/11, Jordan, một trong số ít các quốc gia Ả Rập đã bình thường hóa quan hệ với Israel, cho biết họ sẽ rút Đại sứ khỏi Tel Aviv cho đến khi Israel chấm dứt cuộc tấn công vào Gaza. Israel cho biết họ lấy làm tiếc về quyết định của Jordan.

Houthis, nhóm Hồi giáo vũ trang ở miền Bắc Yemen, được Iran hậu thuẫn, cho biết vào cuối ngày 1/11 họ đã phóng một loạt UAV vào một số mục tiêu ở Israel. Houthis tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự hỗ trợ người Palestine cho đến khi cuộc tấn công của Israel ở Gaza chấm dứt.

Văn Phong/Reuters, Aljazeera,