Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt nhiều kết quả nổi bật, đậm nét, được nhân dân đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực. Đạt được kết quả này là sự tổng hợp của nhiều giải pháp, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước đối với cơ quan của Đảng, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

leftcenterrightdel
 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 18 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Chỉ thị số 50- CT/TW, ngày 7/12/2015, của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng” được ban hành. Trong đó, nhấn mạnh nội dung, phải xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, với nguyên tắc: Tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.

Chú trọng áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; khắc phục tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm, nhưng chỉ xử lý kỷ luật hành chính, kinh tế. Hàng năm, ở từng cấp cần chọn án điểm để chỉ đạo xử lý, qua đó rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

leftcenterrightdel
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ngành KSND nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập VKSND. (Ảnh: Văn Tình)

Đặc biệt, Chỉ thị 50- CT/TW nhấn mạnh, trong xử lý tham nhũng phải xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Xử lý nghiêm minh những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.

leftcenterrightdel
 Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao nhiệm kỳ 2020-2025.

Thực tế cho thấy, không phải như một số dư luận lo ngại rằng, nếu chỉ lo chống tham nhũng sẽ làm nhụt chí mà ngược lại, chính làm tốt công tác xây dựng Đảng, xử lý nghiêm minh các vụ đại án tham nhũng, chức vụ đã thúc đẩy các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại phát triển. “Có ý kiến cho rằng phải làm cẩn thận kẻo nhụt chí không ai muốn làm, rõ ràng tư tưởng đó sai. Tôi đã nói, nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm. Đây là kinh nghiệm lớn, thực tế vừa qua như vậy, mặt được là như vậy, bây giờ tạo phong trào toàn dân tham gia xây dựng Đảng, tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí, chống tiêu cực” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong một phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng tới thời điểm này, với sự lãnh đạo, chỉ đạo bài bản, kiên quyết, kiên trì của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, phong trào đấu tranh phòng chống tham nhũng đã mang sắc diện mới cả về quan điểm, phương châm đến hành động, “không ai có thể đứng ngoài cuộc”, không ai có quyền đứng ngoài cuộc.

Đảng định hướng, không can thiệp sâu vào công tác chuyên môn

Trong thực tế, nội dung báo cáo tổng kết của các cơ quan tố tụng, các cơ quan PCTN Trung ương và địa phương, đều khẳng định, quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua đối với án tham nhũng, kinh tế, chức vụ, có sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, tính lí luận của Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo trực tiếp, Đảng lãnh đạo toàn diện, trong đó có công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây là một thực tế sinh động và cụ thể vì qua quá trình thực tiễn, khi đấu tranh với tội phạm tham nhũng, càng rút ra và càng khẳng định thêm vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể thiếu.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao và đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao điều hành Hội thảo chuyên gia về những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, chức vụ. 

Phát biểu tại “Hội thảo chuyên gia về những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế chức vụ” do VKSND tối cao tổ chức, đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vụ án tham nhũng nhưng vẫn phải đảm bảo sự độc lập của các cơ quan tố tụng, muốn có sự độc lập của cơ quan tố tụng thì Đảng không can thiệp sâu, Đảng không can thiệp trái pháp luật vào công tác chuyên môn. Có sự lãnh đạo của Đảng nhưng Đảng không làm thay công việc của các cơ quan tố tụng".

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Thái Học nhấn mạnh: "Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan tố tụng trong quá trình xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Điều này là một điểm sáng trong hoạt động của các cơ quan tố tụng thời gian qua. Nếu như trước đây, sự phối kết hợp chưa chặt chẽ, còn có thái độ quyền anh, quyền tôi, thì thời gian vừa qua, với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đặc biệt là của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thì tình trạng này đã được khắc phục".

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vụ án tham nhũng.

Sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vụ án tham nhũng để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, thể hiện đúng tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Đúng tinh thần của Chỉ thị 50 CT-TW, có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng thì phải khởi tố điều tra, kết thúc điều tra mà có dấu hiệu tội phạm thì phải truy tố, xét xử.

Thêm vào đó, sự lãnh đạo của Đảng trong việc xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng chức vụ trong thời gian qua, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại mà lâu nay ta thấy là những khó khăn kéo dài. Đó là giữa việc nhận thức và áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tố tụng chưa tốt. Về hành vi phạm tội thế nào? người phạm tội như thế nào? tội gì? Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong quá trình phân tích, đánh giá với sự phối hợp của các cơ quan chức năng, kết nối để cùng ngồi với nhau ta sẽ thấy rõ hơn, nhận thức rõ ràng, áp dụng pháp luật thống nhất.

Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo nguyên tắc xử lý nghiêm cán bộ sai phạm, nhất là cán bộ lãnh đạo. Trong việc điều tra, truy tố, xét xử các đồng chí nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, nếu Đảng không có hậu thuẫn, không có tuyên ngôn mạnh mẽ về đấu tranh chống tham nhũng thì không thể có kết quả tốt.

VKSND là công cụ sắc bén của Đảng trong công tác đấu tranh phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng

Thời gian qua, nhiều vụ tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã được đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh trước pháp luật. Trong đó có những vụ án mà bị can, bị cáo là những cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu có vi phạm, cho thấy sự quyết liệt hành động, làm đến cùng, làm triệt để, không có "vùng cấm" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, công - tội phân minh, sai đến đâu xử đến đó.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án, vụ việc tham nhũng, chức vụ của VKSND tối cao đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và được dư luận xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, chức vụ có nhiều chuyển biến tích cực.

leftcenterrightdel
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của Ngành Kiểm sát nhân dân. 

Ban cán sự Đảng bộ VKSND tối cao đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ nhiều giải pháp triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Quốc hội trên các mặt công tác của Ngành. Chỉ thị số 50- CT/TW ngày 7/12/2015 của BCH Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chỉ thị 26- CT-TW, ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án vụ việc”; Nghị quyết số 35/NQ-TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”;  Kế hoạch số 23-KH/BCSĐ, ngày 13/2019 của Ban cán sự Đảng VKSND tối cao về “Kế hoạch thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của VKSND tối cao.

Vai trò, trách nhiệm của VKSND, cán bộ, Kiểm sát viên ngày càng thể hiện rõ, tích cực và chủ động, kiên trì, bản lĩnh trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; đã đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh nhiều đại án về tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ theo đúng yêu cầu của Chị thị số 50/ CT-TW.  Nhiều vụ án lớn được khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện quyết tâm phòng và chống tham nhũng từ các cấp lãnh đạo đến chính quyền địa phương, của tất cả các ban ngành.

Đánh giá về vai trò của ngành Kiểm sát trong cuộc đấu tranh với tội phạm tham nhũng, đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: Các vụ án kinh tế, tham nhũng trong vài năm gần đây, đã được tiến hành điều tra, truy tố, xét xử một cách khoa học, bài bản, thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vai trò công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa được tăng cường, chất lượng tranh tụng được được nâng lên, đảm bảo khách quan, công minh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Đặc biệt, Viện kiểm sát đã nâng cao vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ngành Kiểm sát đã nghiêm túc quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm công tố ngày càng được thể hiện rõ và tích cực, chủ động hơn.

leftcenterrightdel
 Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm tại phiên toà xét xử vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm.

 

leftcenterrightdel
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.

Trong đó, VKSND tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc áp dụng các biện pháp tố tụng làm rõ hành vi phạm tội; chú trọng áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản và đã yêu cầu thu hồi hơn 35.000 tỉ đồng cho Nhà nước; đã xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và ngành kiểm sát.

Một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp mà lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm” và nhiều vụ án kéo dài từ những năm trước đã được điều tra, truy tố, xét xử dứt điểm, nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, thể hiện vai trò, kết quả hoạt động của VKS trong việc giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ lớn, đặc biệt nghiêm trọng. Đây là điểm sáng, thể hiện bản lĩnh, kiên trì bảo vệ quan điểm thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ trong thời gian qua.

Điển hình như vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vinashin; Vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Vụ án "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc... ” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương và xét xử nhiều tướng lĩnh của Bộ công an như Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh; Vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, TP Hồ Chí Minh (DAB), trong đó có Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"); “Đưa nhận hối lộ” trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone liên quan đến 2 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn; Khởi tố điều tra vụ án xảy ra tại dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Vụ Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân, đã vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến 10 khu đất quốc phòng; Vụ cổ phần hóa, thoái vốn tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh; bắt giữ Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về các liên quan tới các vụ án, vụ việc nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian vừa qua...

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Kiểm sát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian tới, Lãnh đạo VKSND tối cao tiếp tục quan tâm, nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh của ngành kiểm sát trong sự nghiệp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần xây dựng môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế. Tiếp tục thực hiện hiệu lực, hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Đây là trách nhiệm chính trị của ngành Kiểm sát trước Đảng, là hoạt động bảo đảm tính tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát phải thực sự là công cụ sắc bén của Đảng trong công tác đấu tranh phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố niềm tin của nhân dân.

(còn tiếp)

Hoàng Thanh - Trần Tâm