Theo đó, sáng kiến của một số cá nhân thuộc Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có chủ đề: Giải pháp tăng cường trách nhiệm, hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; Quy trình, kỹ năng kiểm sát xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật có các sáng kiến với chủ đề: Quy trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án của Toà án; giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc theo thủ tục phá sản.
Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự có sáng kiến: Nghiên cứu, xây dựng quy trình kiểm sát thi hành án về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, còn có những sáng kiến của các cá nhân thuộc các đơn vị khác thuộc VKSND tối cao như: Quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại cơ quan thi hành án dân sự và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự giai đoạn 2019-2020.
Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND giai đoạn 2005-2020, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND giai đoạn 2021-2030; thực tiễn thi hành pháp luật về giám định tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân - Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.
Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án trong việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm - Thực trạng và giải pháp; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông - Những vấn đề pháp lý hình sự và tội phạm học.
Xây dựng bảng lương đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý, bảng lương chức danh tư pháp và phụ cấp theo nghề đối với cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân; thực tiễn và giải pháp giải quyết các vụ án hình sự phát sinh từ hoạt động vay mượn tài sản trên địa bàn TP Hà Nội…
Trước đó, tại Quy chế xét, công nhận sáng kiến trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC ngày 19/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định, sáng kiến là những giải pháp về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy chế này được người đứng đầu cơ quan, đơn vị công nhận.
Nội dung sáng kiến liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Ngành; công tác phối hợp nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở các quy định của pháp luật; các hoạt động khác của ngành Kiểm sát nhân dân.
Hình thức của sáng kiến bao gồm: Giải pháp; Đề án, đề tài; Chuyên đề.
Cùng với đó, sáng kiến được người đứng đầu cơ quan, đơn vị công nhận phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó là: Có tính mới hoặc giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực công tác cụ thể của cơ quan, đơn vị; không trùng với sáng kiến của người khác đã được công nhận hoặc đã được áp dụng; đã được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.