Theo Hướng dẫn, nội dung tổng kết bao gồm: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo VKSND các cấp trong việc tổ chức phát động, triển khai thực hiện phong trào thi đua; công tác tuyên truyền về ngành KSND.

Đánh giá kết quả phong trào thi đua, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện cuộc vận động, hưởng ứng phong trào thi đua thông qua việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9 ngày 8/3/2012 và công văn số 2021/VKSTC-VP ngày 21/6/2012; đồng thời, xem xét, lựa chọn, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình qua tổng kết phong trào thi đua.

Đối tượng khen thưởng là tập thể, gồm: VKSND cấp huyện; phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương đương của các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện kiểm sát quân sự khu vực, cấp phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; cấp phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

Cá nhân, gồm: Công chức, viên chức trong Ngành, sĩ quan, chiến sĩ trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Căn cứ đề nghị khen thưởng là tập thể, cá nhân đạt các tiêu chí được nêu tại Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9 ngày 8/3/2012 và công văn số 2021/VKSTC-VP ngày 21/6/2012. Việc đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân phải căn cứ vào thành tích đóng góp thực tế trong suốt quá trình triển khai, thực hiện cuộc vận động, có định lượng cụ thể; không đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích chung chung, không thiết thực.

Hình thức khen thưởng gồm: Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao; Giấy khen của thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

leftcenterrightdel
 Cán bộ, công chức Viện cấp cao 2 tìm hiểu thông tin trên Báo BVPL. Ảnh Trần Anh Quân.

Về tỉ lệ khen thưởng, đối với Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao: Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn trong số các tập thể, cá nhân đã được khen thưởng trong 10 năm (2012-2021) có thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất để đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen.

Cụ thể: Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 1 tập thể và 1 cá nhân; Viện kiểm sát quân sự lựa chọn đề nghị 12 tập thể và 13 cá nhân; VKSND cấp cao, mỗi đơn vị lựa chọn 1 tập thể và 2 cá nhân.

Đối với VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tập thể có số lượng dưới 20 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện, mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 2 tập thể và 2 cá nhân; tập thể có số lượng từ 20 đến 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện, mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 3 tập thể và 3 cá nhân; tập thể có số lượng từ 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện trở lên, mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 4 tập thể và 4 cá nhân.

Đối với Giấy khen, thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng Giấy khen theo thẩm quyền. Tỉ lệ khen thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định (đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao giới hạn mỗi đơn vị 1 tập thể và 1 cá nhân).

Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao được lập thành 1 bộ (bản chính) gồm: Tờ trình của cấp trình khen thưởng (kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng); biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình khen thưởng; báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

Hướng dẫn yêu cầu các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết và gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao trước ngày 15/11/2021.

P.V