Hàng trăm người biểu tình đã trèo qua hàng rào, xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq vào rạng sáng 20/7, sau đó đốt phá để phản đối kế hoạch đốt kinh Koran ở Thụy Điển.

Một nguồn tin cho biết, không có nhân viên Đại sứ quán nào bị tổn hại trong vụ việc. 

leftcenterrightdel
 Người biểu tình treo qua hàng rào xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad rạng sáng 20/7. Ảnh: Reuters/Ahmed Saad.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Iraq đã lên án vụ việc, cho biết, chính phủ nước này đã chỉ thị cho các lực lượng an ninh tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp để xác định và trừng trị thủ phạm.

Cuộc biểu tình hôm 20/7 được kêu gọi bởi những người ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite Muqtada Sadr, để phản đối kế hoạch đốt kinh Koran lần thứ hai ở Thụy Điển, theo các bài đăng trong một nhóm Telegram liên kết với giáo sĩ có ảnh hưởng.

leftcenterrightdel
 Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu ủng hộ giáo sĩ Sadr. Ảnh: Reuters/Ahmed Saad.

Hôm 19/7, truyền thông Thụy Điển đưa tin cảnh sát nước này đã cho phép tổ chức một cuộc tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm vào 20/7, trong đó những người tham gia có kế hoạch đốt kinh Koran và cờ Iraq, bao gồm người đã đốt kinh Koran bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm vào ngày 28/6, là một người tị nạn Iraq đang tìm cách vận động cấm kinh Koran của người Hồi giáo.

leftcenterrightdel
 Hàng trăm người biểu tình xông vào ĐSQ Thụy Điển / @DadaShastoni.

Một loạt video được đăng trên mạng xã hội, cho thấy, hàng trăm người tụ tập tại Đại sứ quán Thụy Điển vào khoảng 1h sáng 20/7, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ giáo sĩ Sadr sau đó xông vào khuôn viên trụ sở này, đốt phá.

Cuối tháng trước, giáo sĩ Sadr đã kêu gọi biểu tình phản đối Thụy Điển và trục xuất Đại sứ Thụy Điển sau vụ một người Iraq đốt kinh Koran ở Stockholm.

leftcenterrightdel
 Cảnh sát chống bạo động Iraq trong Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad sau khi những người biểu tình xông vào trụ sở này ngày 29/6. Ảnh: AFP.

Cảnh sát Thụy Điển cáo buộc người đàn ông tội kích động sắc tộc. 

Chính phủ của một số quốc gia Hồi giáo, bao gồm Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Jordan và Maroc đã bày tỏ phản đối về vụ việc, trong đó Iraq yêu cầu dẫn độ người đàn ông kể trên về nước.

leftcenterrightdel
 Người biểu tình đốt phá ĐSQ Thụy Điển ở Baghdad / @TheWestFacts.

Mỹ cũng lên án hành động đốt kinh Koran, tuy nhiên lưu ý, việc Thụy Điển cấp phép ủng hộ quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là đồng lõa với hành động này.

Văn Phong/Reuters