Bày tỏ trên tạp chí The Hill, Mỹ, bà Diane Francis, cán bộ khoa học cao cấp tại Trung tâm Á-Âu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cho biết, Nga đang tích cực chiếm lĩnh Bắc Cực và mở rộng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên từ đáy Bắc Băng Dương một cách quá mức.

“Trong 20 năm tồn tại của Hội đồng Bắc Cực, Moscow đã đưa ra những tuyên bố đáng công phẫn về chủ quyền lãnh thổ và thăm dò dầu mỏ một cách thô bạo trong khu vực.”, bà Francis viết, bày tỏ lo ngại rằng chính quyền Washington từ lâu đã chểnh mảng ở Bắc Cực và để Moscow chiếm được chỗ đứng tại đây.

leftcenterrightdel
 Căn cứ quân sự Trefoil, tiền đồn quân sự cực Bắc của Nga. Ảnh: Emile Ducke/nytimes.

“Vùng biển Bắc Băng Dương đóng băng với diện tích bằng một nửa nước Mỹ đã bị bỏ qua trong một thời gian dài.”, bà Francie than phiền.

Tác giả bài viết lưu ý, Nga đang đặt cược nghiêm túc vào tuyến đường biển phía Bắc, tuyến đường nối liền giao thông hàng hải giữa châu Âu và châu Á. Ngoài ra, Nga đã bắt đầu thăm dò dầu khí và tuyên bố rằng thềm lục địa của nước này kéo dài phần lớn bờ biển Bắc Băng Dương.

Trước đó, tờ Times đã đăng một bài viết trích dẫn báo cáo của công ty tư vấn Civitas, cho rằng, Nga có thể tận dụng băng tan để kích hoạt tuyến đường biển phía Bắc, và cũng đang gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, chẳng hạn như khí đốt và kim loại đất hiếm, cũng như đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại đây nhằm biến nó thành “chiến trường” trong tương lai.

leftcenterrightdel
 Tàu nghiên cứu hải dương học Akademik Aleksandrov của Hải quân Nga, được trang bị các phương tiện điều khiển từ xa chuyên dụng dưới biển sâu, có thể thực hiện các hoạt động trinh sát và phá hoại: đọc dữ liệu từ cáp ngầm của các nước Mỹ và NATO, can thiệp vào công việc của họ, thậm chí phá hủy chúng. Ảnh: Dvinaland.ru.

Theo ấn phẩm này, các nhà phân tích tại Civitas đã kêu gọi các nước phương Tây “thức tỉnh” trước kế hoạch quân sự hóa và kiểm soát lhu vực Bắc Cực của Nga. Civitas tin rằng trong bối cảnh bất ổn tài chính, Nga có ý định tăng cường hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực.

Trong vài năm qua, Nga đã xây dựng 50 căn cứ quân sự ở Bắc Cực, mặt khác cũng đang thu hút tiềm năng hạt nhân của mình vào khu vực này, tờ The Times viết, trích dẫn bản báo cáo của Civitas. Theo các tác giả báo cáo cho thấy, khu vực này sắp biến thành chiến trường tranh đấu địa chính trị.

leftcenterrightdel
 Máy bay vận tải quân sự Nga ở Bắc Cực. Ảnh: AP/Alexander Zemlianichenko.

“Nếu các nước phương Tây không có hành động khẩn cấp, Bắc Cực sẽ sớm trở thành chiến trường địa chính trị trong tương lai.”, nhà phân tích Robert Clark của Civitas nhận định.

Các nước phương Tây lo ngại rằng việc băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ dẫn đến gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại. Tuyến đường biển phía Bắc có thể rút ngắn hành trình của tàu chở hàng từ Rotterdam đến Thượng Hải trong 2 tuần.

Theo thông tin từ Civitas, Moscow đang chuẩn bị thông qua luật quy định việc bắt buộc phải có sự hộ tống của Nga đối với tất cả các tàu đi theo tuyến đường biển phía Bắc. Ngoài ra, khu vực Bắc Cực rất giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các kim loại đất hiếm như kẽm, chì và niken. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng khoảng một phần ba trữ lượng khí đốt chưa được khám phá của thế giới nằm ở Bắc Cực.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tên lửa chống hạm Bastion của Nga gần căn cứ Trefoil. Ảnh: AP/Alexander Zemlianichenko.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Moscow coi Bắc Cực không phải là nơi thực hiện những mưu toan địa chính trị, mà là cơ hội để phát triển hợp tác bền vững.

Trong khi, Bộ Ngoại giao Nga lưu ý, khó có thể hình dung một hình thức hợp tác Bắc Cực hoặc liên Bắc Cực mà không có sự tham gia của Nga với tư cách là quốc gia lớn nhất ở Bắc Cực, trong khi Nga vẫn mở cửa hợp tác, kể cả với các quốc gia không nằm ở khu vực.

Văn Phong/Sputnik