Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, Đại sứ Nga tại Đức Sergei Nechaev nói, Đức đã vượt qua "lằn ranh đỏ" lẽ ra không nên xâm phạm khi bắt đầu chuyển giao vũ khí sát thương do chính nước này sản xuất cho Ukraine.

“Trong đó tính đến cả trách nhiệm đạo đức và lịch sử của nước Đức đối với nhân dân chúng ta về tội ác của chủ nghĩa quốc xã trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.”, nhà ngoại giao nói.

leftcenterrightdel
 Đại sứ Nga tại Đức Sergei Nechaev. Nguồn: BNG Nga.

Ông Nechaev cho rằng, việc chuyển vũ khí cho Ukraine “như các đồng minh Anglo-Saxon trong NATO yêu cầu CHLB Đức”, là con đường không có điểm đến và chỉ làm xung đột kéo dài và số nạn nhân tăng thêm. Nhà ngoại giao Nga lưu ý, tiến trình hòa giải sau chiến tranh giữa hai dân tộc Nga và Đức hiện nay trên thực tế đang bị “xói mòn”.

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hứa sẽ cung cấp cho Kyiv vũ khí hiện đại tối tân trong tương lai gần, trong đó hệ thống phòng không IRIS-T có trang bị radar và máy bay không người lái do thám đã được chính phủ Đức công bố từ lâu.

leftcenterrightdel
 Hệ thống phòng không IRIS-T của Đức. Nguồn: root-nation.com

Nga trước đó đã gửi công hàm tới các nước NATO cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Sergei Lavrov lưu ý, bất kỳ hàng hóa nào chứa vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. 

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, các nước NATO đang “đùa với lửa” bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine. Người phát ngôn của Tổng thống Dmitry Peskov lưu ý, việc trang bị vũ khí từ phương Tây cho Ukraine không góp phần vào thành công của các cuộc đàm phán Nga-Ukraine và sẽ có tác động tiêu cực.

leftcenterrightdel
 Các phiên bản IRIS-T SLS (tầm ngắn) và IRIS-T SLM (tầm trung). Nguồn: root-nation.com

Quốc hội Liên bang Đức được cho đã phê chuẩn việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine vào ngày 28/4. Ngày 9/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, việc Nga tiếp tục gây hấn buộc Đức phải xem xét cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine. Nếu được thông qua, Ukraine có thể sẽ nhận được hệ thống IRIS-T SLM AD đầu tiên vào tháng 11.

IRIS-T SLM là hệ thống phòng không phóng thẳng đứng dựa trên xe đầu kéo MAN 8 × 8, là thành phần tầm thấp của Hệ thống Phòng thủ Tầm trung Tiên tiến (MEADS) của NATO, là sản phẩm phát triển chung giữa Mỹ, Đức và Ý, được thiết kế để thay thế hệ thống tên lửa Patriot AD được sử dụng bởi Mỹ và Đức, cũng như hệ  thống Nike Hercules AD của Ý. 

leftcenterrightdel
  Hệ thống phòng không IRIS-T được cho có phạm vi phòng thủ gấp 8 lần Patriot. Nguồn: root-nation.com

Một khẩu đội MEADS được cho là có khả năng cung cấp khả năng phòng không trên một khu vực gần gấp 8 lần diện tích mà một khẩu đội Patriot thông thường có thể phòng thủ, nhờ vào việc sử dụng các radar tiên tiến, khả năng phóng gần như thẳng đứng và tầm bắn xa hơn của các tên lửa trong tổ hợp này. Nó có thể mang và phóng 8 tên lửa. 

Radar điều khiển hỏa lực đa chức năng mảng quét điện tử chủ động (AESA) cung cấp khả năng theo dõi và phân loại mục tiêu chính xác. Các phiên bản hiện có bao gồm IRIS-T SLS (tầm ngắn) và IRIS-T SLM (tầm trung) và IRIS-T SLX mới nhất (tầm mở rộng).

Văn Phong/Sputnik, RIA, root-nation