Cảnh báo được Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov đưa ra hôm 13/12.

Theo ông Ryabkov, Moscow có thể buộc phải thực hiện điều đó nếu phương Tây từ chối tham gia Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) ở châu Âu, một phần của gói bảo đảm an ninh mà Nga đang tìm kiếm như một sự bảo đảm để xoa dịu cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tình huống như nhà ngoại giao Nga đề cập cho thấy khả năng gia tăng nguy cơ về một đợt tăng cường vũ khí mới tại lục địa châu Âu, với căng thẳng Đông-Tây đang ở mức tồi tệ nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ba thập kỷ trước.

leftcenterrightdel
Ống phóng tên lửa hành trình đất đối đất 9M729. Ảnh: Vasily Maksimov/AFP. 

Ông Ryabkov cho biết, việc thiếu tiến bộ đối với một giải pháp chính trị và ngoại giao sẽ đẩy Nga phản ứng bằng quân sự.

"Đó sẽ là một cuộc đối đầu, một ‘hiệp đấu’ tiếp theo." ông Ryabkov nói, đề cập đến khả năng triển khai tên lửa của Nga.

Trước đó, ông Ryabkov đã cảnh báo, NATO liên tục tiếp cận và quân sự hóa gần biên giới Nga bằng cơ sở hạ tầng quân sự và nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả những loại hiện đại nhất, tầm xa và có độ chính xác cao, yếu tố sẽ gây mất ổn định tình hình không chỉ ở châu Âu, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng mới giống như cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, vốn đưa Mỹ và Liên Xô đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân.

leftcenterrightdel
Ống phóng và bệ phóng di động tên lửa 9M729 tại một cuộc họp báo ở Moscow ngày 23/1/2019. Ảnh: Reuters/ Maxim Shemetov. 

Vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn, có tầm bắn từ 500 - 5.500 km, đã bị cấm ở châu Âu theo Hiệp ước INF năm 1987 giữa nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nhằm xoa dịu căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh. Đến năm 1991, hai bên đã phá hủy gần 2.700 tên lửa trong kho vũ khí hạt nhân của mình.

Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào tháng 8/2019 sau khi liên tục cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi phát triển tên lửa hành trình đất đối đất 9M729 (SSC-8).

Văn Phong/Reuters