Thông báo được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhằm tăng tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu chống lại coronavirus.

"Để đánh bại đại dịch, chúng ta cần phải khống chế hiệu quả nó ở khắp mọi nơi trên thế giới.", ông Biden nhấn mạnh tại một hội nghị thượng đỉnh, có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo từ Anh, Canada, Indonesia, Nam Phi và người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

leftcenterrightdel
Với số đóng góp bổ sung của Mỹ, nhóm các nước giàu đã cam kết tài trợ khoảng 1,6 tỉ liều vắc xin COVID-19, tuy nhiên không thấm tháp so với nhu cầu 6-9 tỉ liều của các nước nghèo. Ảnh: UNICEF.

Với số bổ sung này sẽ nâng lượng vắc xin mà Mỹ cam kết đóng góp cho cộng đồng quốc tế lên hơn 1,1 tỉ liều. Các chuyên gia y tế hoan nghênh nỗ lực của Mỹ, tuy nhiên, cho rằng ngần ấy là chưa thấm tháp so với nhu cầu 6-9 tỉ liều cho các nước nghèo hơn; đồng thời lưu ý, vắc xin Pfizer rất khó mở rộng quy mô để phân phối ở các quốc gia nghèo hơn, nơi thiếu cơ sở hạ tầng y tế để lưu trữ và bảo quản vắc xin.

Các chuyên gia y tế cho biết, các nước giàu vẫn chưa làm đủ những gì cần thiết, trong đó chỉ trích một số nước thực hiện tiêm mũi tăng cường cho những người đã được tiêm đủ 2 mũi, khi mà phần lớn dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận với vắc xin.

Tỷ lệ tiêm phòng ở một số quốc gia, bao gồm Haiti và Cộng hòa Dân chủ Congo, là dưới 1%, theo Reuters.

Vào tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết tài trợ hơn 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn, bao gồm 500 triệu liều của Mỹ. Nhà Trắng cho rằng, các quốc gia giàu có khác cần đóng góp nhiều hơn nữa để giúp các nước nghèo đối phó với đại dịch.

COVAX với sự hậu thuẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), đã cung cấp hơn 286 triệu liều vắc xin COVID-19 cho 141 quốc gia, theo dữ liệu của GAVI. 

Huy Anh/Reuters