Một trăm cựu Tổng thống, Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao trên thế giới đã kêu gọi nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) trả tiền cho việc tiêm vắc-xin coronavirus toàn cầu để giúp ngăn chặn nguy cơ COVID-19 bùng phát trở lại như một mối đe dọa trên toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh bắt đầu vào hôm 4/6, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản.

Trong thỉnh nguyện thư gửi G7, các cựu lãnh đạo thế giới lưu ý, hợp tác toàn cầu trong việc chống lại đại dịch COVID-19 đã thất bại vào năm 2020 và hi vọng năm 2021 điều này sẽ không lặp lại.

leftcenterrightdel
Sự hỗ trợ từ các nước G7 sẽ giúp các nước thu nhập thấp và trung bình có cơ hội tiếp cận nguồn vắc-xin chống lại COVID-19. Ảnh: WHO. 

"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp các nước thu nhập thấp và trung bình có cơ hội tiếp cận nguồn vắc-xin một cách dễ dàng hơn, đó không phải là một “hành động từ thiện”, mà là vì lợi ích chiến lược toàn cầu, bức thư viết.

Trong số những người kí tên dưới bức thư có các cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair, cựu Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-Ki Moon và 15 cựu lãnh đạo châu Phi,..

Các cựu lãnh đạo thế giới nói, G7 phải đảm bảo chi trả số tiền khoảng 30 tỉ USD mỗi năm trong vòng hai năm để chống lại đại dịch trên toàn thế giới.

leftcenterrightdel
Chỉ khi các nước nghèo được tiếp cận nguồn vắc-xin coronavirus trong nỗ lực hợp tác toàn cầu thì việc khống chế COVID-19 mới có hiệu quả và triệt để. Ảnh: REUTERS / Henry Nicholls.

“Đối với G7 trả tiền không phải là làm từ thiện, mà là tự bảo vệ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đột biến và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta.”, Cựu Thủ tướng Anh Brown nhấn mạnh.

Thư thỉnh cầu của các cựu lãnh đạo thế giới trùng hợp với một cuộc thăm dò của tổ chức từ thiện Cứu giúp trẻ em (Save the Children) vốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada đối với việc G7 chi 66 tỉ đô la cho việc phổ biến vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.

Các cuộc thăm dò cho thấy, 79% người Anh và Mỹ ủng hộ chính sách này, trong khi tỉ lệ này ở Pháp thấp hơn với 63% ủng hộ.

Huy Anh/Reuters