Những ngày qua, xe tăng Israel lần đầu tiên tiến vào trung tâm Rafah ở cực nam Dải Gaza, giáp biên giới với Ai Cập, bất chấp lệnh của Tòa án Công lý Quốc tế yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công vào thành phố này, nơi khoảng một nửa trong số hơn 2,3 triệu dân Palestine đã tới lánh nạn, buộc họ một lần nữa phải tháo chạy.

Người dân Rafah cho biết, xe tăng đã tiến vào Tal Al-Sultan ở phía tây Rafah và một số khu vực khác ở trung tâm thành phố, trước khi rút lui về vùng đệm ở biên giới với Ai Cập.

leftcenterrightdel
 Xe tăng Israel hoạt động ở phía đông Rafah, cực nam Gaza ngày 10/5. Nguồn: IDF/AFP.

Quân đội Israel nói đã kiểm soát hầu hết vùng đệm dài 14 km ở cực nam Gaza, dọc biên giới với Ai Cập, nhằm mục đích ngăn chặn Hamas 'buôn lậu vũ khí'.

Bộ trưởng Y tế Palestine Majed Abu Ramadan nói, không có dấu hiệu nào cho thấy cửa khẩu biên giới Rafah nối với Ai Cập sẽ sớm được mở lại để nhận hàng viện trợ.

leftcenterrightdel
 Một khu lều trại của người Palestine ở Rafah, phía nam Dải Gaza sau cuộc tấn công của Israel. Ảnh: Reuters/Hatem Khaled.

Ông Tzachi Hanegbi, cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói, giao tranh ở Gaza sẽ tiếp tục ít nhất là trong suốt năm 2024, báo hiệu rằng Israel chưa sẵn sàng chấm dứt chiến tranh theo yêu cầu của Hamas, như một phần của thỏa thuận trao đổi con tin để đổi lấy tù nhân Palestine.

Hôm 18/5, Mỹ- đồng minh thân cận nhất của Israel đã nhắc lại sự phản đối một cuộc tấn công lớn trên bộ vào Rafah, nói, họ không tin rằng một hoạt động như vậy đang được tiến hành.

leftcenterrightdel
 Người Palestine sơ tán khỏi bệnh viện Kamal Adwan ở Beit Lahia ở phía bắc Dải Gaza, ngày 21/5, sau một cuộc tấn công của Israel. Ảnh: Reuters/Osama Abu Rabee.

Cùng ngày 28/5, Qatar, quốc gia làm trung gian hòa giải được cho đã chuyển đề xuất ngừng bắn và thả con tin mới nhất của Israel cho Hamas.

Đáp lại, hôm 29/5, Hamas nói, các cuộc đàm phán là vô nghĩa trừ khi Israel chấm dứt cuộc tấn công vào Rafah.

Văn Phong/Reuters