Trước đó, trong bản luận tội, đại diện VKSND TP. Hà Nội nhấn mạnh, hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu MTM, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.

Bằng thủ đoạn làm giả hồ sơ doanh nghiệp để nâng khống vốn, Tiệp và 14 bị cáo đã thao túng giá chứng khoán, lừa hơn 1.064 nhà đầu tư, chiếm đoạt 56 tỷ đồng

Trần Hữu Tiệp lĩnh án chung thân

Có tổng cộng 15 bị cáo hầu tòa và bị tuyên án với các tội danh Thao túng chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức và Giả mạo trong công tác.

HĐXX tuyên bị cáo Tiệp án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Văn Dĩnh (54 tuổi, cựu Giám đốc Công ty CP khoáng sản Nari Hamico) lĩnh 4 năm tù về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Vũ Thị Hoa (vợ Dĩnh) chịu mức án 12 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 12 bị cáo còn lại, gồm 4 nguyên giám đốc và phó giám đốc một số chi nhánh ngân hàng, 8 cá nhân khác ở Hà Nội lĩnh mức án từ 20 tháng tù treo đến 12 năm tù giam.

Các bị cáo phải bồi thường gần 40 tỷ đồng cho bị hại theo tỷ lệ số tiền các bị cáo đã hưởng.

leftcenterrightdel
Trần Hữu Tiệp (áo vàng) bị tuyên án tù chung thân 

Riêng Phùng Thành Công đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tách rút tài liệu, xử lý sau khi bắt được.

Theo cáo buộc, năm 2007, Tiệp thành lập Công ty MTM với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chưa hoạt động, cổ đông cũng chưa góp vốn.

Năm 2010, Dĩnh mua lại hồ sơ Công ty MTM với giá 3 tỷ đồng rồi làm giả hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM lên sàn chứng khoán. Để được niêm yết, Dĩnh chỉ đạo thuộc cấp tại Công ty Nari Hamico giả mạo giấy tờ nâng khống vốn lên 310 tỷ đồng.

Sau đó, Dĩnh và đồng phạm câu kết một số cán bộ ngân hàng ở Hà Nội làm giả chứng từ giao dịch qua tài khoản với số tiền 485 tỷ.

Tháng 5/2015, Nguyễn Văn Dĩnh bị Công an Hà Nội bắt để điều tra hành vi làm giả giấy tờ. Nắm được thủ đoạn của Dĩnh, Trần Hữu Tiệp cùng Phùng Thành Công (đang bỏ trốn) bàn với Vũ Thị Hoa để mua lại hồ sơ Công ty MTM.

Tiệp đã hoàn thiện hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM lên sàn chứng khoán thông qua thủ đoạn làm giả hồ sơ đại hội cổ đông, biên bản thể hiện Tiệp là Chủ tịch HĐQT.

Cơ quan điều tra xác định,Trần Hữu Tiệp hoàn thiện hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch UPCoM, làm giả hồ sơ đại hội cổ đông, thay đổi nhân sự chủ chốt với nội dung Trần Hữu Tiệp làm Chủ tịch HĐQT, Phùng Thành Công làm Trưởng ban kiểm soát...

Để thu hút các nhà đầu tư, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công thống nhất để Công phụ trách và chỉ đạo cấp dưới sử dụng 59 tài khoản mở tại một số công ty chứng khoán mua bán cổ phiếu MTM khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm. Sau mỗi lần khớp lệnh, Công nhờ các cá nhân cho mượn tài khoản chứng khoán rút ngay tiền bán cổ phiếu. Sau đó lại mượn các tài khoản nộp tiền bán cổ phiếu vào các tài khoản khác để quay vòng mua nhằm tạo cung cầu giả tạo.

Vụ việc bị phát giác năm 2016 khi HNX phát hiện Công ty MTM đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

VKS khẳng định hành vi của các bị cáo có tính chất nguy hiểm nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng

Cáo trạng nhận định, trong một năm hoạt động, Tiệp và đồng bọn đã thu hút hơn 1.064 nhà đầu tư đứng tên sở hữu cổ phiếu MTM, chịu thiệt hại hơn 56 tỷ đồng.

VKSND Tối cao còn cáo buộc Trần Hữu Tiệp còn bán cổ phiếu MTM cho một số cá nhân. Sau đó, cổ phiếu không lưu ký được, bị hủy đăng ký giao dịch nhưng anh ta không hoàn tiền cho bị hại mà chiếm đoạt. Cấu kết chặt chẽ, cán bộ ngân hàng tiếp tay, thao túng cổ phiếu MTM

leftcenterrightdel
 Các bị cáo tại phiên xét xử

Trước đó, quan điểm luận tội của VKSND, hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu MTM, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.

Đại diện VKSND luận tội giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo. VKSND đánh giá, các bị cáo có hành vi lừa đảo, làm giả tài liệu, thao túng giá chứng khoán, giả mạo công tác với tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, làm ảnh hưởng uy tín của các cơ quan, tổ chức.

Hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu MTM, làm suy giảm niềm tin của cá nhà đầu tư. Giám định viên kết luận có 59 tài khoản tạo cung cầu giả tạo, có hơn 1.000 nhà đầu tư bị thiệt hại số tiền 56 tỷ đồng.

Trong đó, bị cáo Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty MTM) và Phùng Thành Công (nguyên Trưởng ban kiểm soát Công ty MTM, hiện đang bỏ trốn) giữ vai trò đồng chủ mưu. Bị cáo Tiệp khai báo quanh co, chối tội, không có ý thức khắc phục hậu quả, thể hiện sự coi thường pháp luật.

 

Hà Nhân