Sau sứ mệnh Mặt trăng Chandrayaan 3, Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phóng thành công sứ mệnh quan sát Mặt trời đầu tiên chuyên nghiên cứu Mặt trời Aditya L1.

Tàu thăm dò Aditya L1 được phóng lúc 11h50’ ngày 2/9, bởi tên lửa đẩy PSLV-C57.1 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, một hòn đảo trên bờ biển phía đông bang Andhra Pradesh. 

leftcenterrightdel
 Tàu thăm dò Aditya L1 được gắn trên tên lửa đẩy PSLV-C57.1 tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh. Nguồn: @ajaydevgn.

Tàu vũ trụ tách khỏi giai đoạn thứ tư của tên lửa gần một giờ sau khi phóng.

Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu và Thủ tướng Narendra Modi đã chúc mừng các nhà khoa học từ ISRO, gọi đây là một bước ngoặt đưa chương trình không gian bản địa của Ấn Độ lên một vị trí mới.

leftcenterrightdel
 Tàu thăm dò được phóng vào trưa ngày 2/9, giờ địa phương. Nguồn: ISRO.

Aditya L1 sẽ mất 125 ngày để đi đến điểm Lagrange 1 (L1), cách Trái đất 1,5 triệu km, 1 trong 5 vị trí trong không gian liên hành tinh giữa Mặt trời-Trái đất, giúp sự cân bằng lực hấp dẫn, nơi cho phép quan sát Mặt trời không bị gián đoạn.

Tiến sĩ Sanaka Subramanian, nhà khoa học dẫn đầu sứ mệnh Aditya L1, cho biết, 7 thiết bị khoa học trên Aditya L1 có thể quan sát Mặt trời ở nhiều bước sóng như tia X, tia UV và ánh sáng khả kiến, sẽ giúp nghiên cứu Mặt trời một cách toàn diện.

leftcenterrightdel
 Tàu thăm dò Aditya L1 được phóng thành công. Nguồn: ISRO.

Những thiết bị này sẽ cung cấp các quan sát đa bước sóng về bầu khí quyển của Mặt trời, từ quang quyển đến vành nhật hoa, cho phép các nhà khoa học theo dõi dòng năng lượng và vật chất giữa các lớp khác nhau.

“Mặt trời là một quả cầu khí khổng lồ và Aditya L1 sẽ nghiên cứu bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời. Aditya L1 sẽ không đáp xuống Mặt trời cũng như không tiếp cận Mặt trời gần hơn nữa.”, ISRO cho biết.

leftcenterrightdel
 Vụ phóng thành công là bước ngoặt quan trọng trong chương trình không gian của Ấn Độ. Nguồn: ANI.

Một trong những mục tiêu chính của sứ mệnh Aditya-L1 là làm sáng tỏ bí ẩn về vành nhật hoa, lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt trời, vốn nóng hơn đáng kể so với bề mặt của nó. 

Ngoài ra, sứ mệnh này nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các quá trình dẫn đến các cơn bão mặt trời, sự phun trào khối lượng vành nhật hoa (CME) vào không gian và các sự kiện hạt năng lượng Mặt trời (SEP).

leftcenterrightdel
 Aditya-L1 là sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của Ấn Độ/IndiaToday.

Những hiểu biết này có thể góp phần dự báo chính xác hơn về các hiện tượng thời tiết không gian và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hệ thống thông tin liên lạc, vệ tinh và lưới điện trên Trái đất.

Sứ mệnh cũng tìm cách hiểu bức xạ của Mặt trời ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Trái đất trong thời gian dài.

leftcenterrightdel
 Đài quan sát Aditya L1 định vị ở vị trí L1, 1 trong 5 vị trí liên hành tinh giữa Mặt trời và Trái đất. Nguồn: NASA.

ISRO là cơ quan thứ ba sau Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đặt Đài quan sát tại điểm L1 giữa Trái đất và Mặt trời.

Đây là sự kiện quan trọng thứ 2 trong năm nay của ISRO.

leftcenterrightdel
 Tàu vũ trụ  Aditya-L1 khi chưa được gắn vào tên lửa đẩy. Nguồn: ISRO.

Trước đó ngày 14/7, ISRO đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 trong sứ mệnh thăm dò Mặt trăng. Đến chiều tối  ngày  ngày 23/8, giờ địa phương, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 đã đáp thành công xuống bề mặt Mặt trăng, là tàu đổ bộ đầu tiên đáp xuống cực Nam của Mặt trăng.

Văn Phong (theo truyền thông Ấn Độ)