Zicron (Zircon/Tsirkon)
Đi vào hoạt động vào những tháng cuối năm 2019, Zicron đã hoàn toàn khôi phục vị thế dẫn đầu của Nga về khả năng tên lửa hành trình chống hạm, một vị trí mà Liên Xô (và Nga sau này) đã từng nắm giữ trước đây trong Chiến tranh Lạnh với các nền tảng như P-700 Granit và Kh-22.
|
|
Tên lửa siêu thanh Zircon. Ảnh: Missiledefenseadvocacy. |
Militarywatch đánh giá, Zicron nhanh nhẹn hơn nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh gần nhất với tốc độ lên đến Mach 9 và cực kỳ linh hoạt, khiến nó gần như không thể bị đánh chặn.
Tên lửa còn có lớp phủ tàng hình plasma khiến nó khó bị phát hiện ở tầm xa và đủ nhỏ gọn để phóng từ các ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn trên tàu chiến Nga.
|
|
Zircon có tầm bắn lên tới 1.000 km, gấp 3 lần so với tầm bắn của tên lửa chống hạm Harpoon Block IV, loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Mỹ vào năm 2018. Một số nguồn còn cho rằng Zircon có tầm bắn lên tới 1.000 - 2.000 km tùy theo kiểu mục tiêu. Nguồn: Stele/Twitter. |
Động năng từ tốc độ siêu đẳng của tên lửa tạo ra cú va chạm cực mạnh, kết hợp với độ chính xác cao của nó cho phép tên lửa xé toạc một nửa tàu chiến của kẻ thù chỉ với một đòn tấn công; và, thậm chí những tàu chiến lớn hơn cũng có thể bị vô hiệu hóa chỉ với một đòn trúng đích.
Khả năng của tên lửa vẫn vượt trội trước bất kỳ đối thủ nào.
Kh-32
Được đưa vào trang bị từ năm 2016, tên lửa hành trình phóng từ trên không tiên tiến này có thể đạt tốc độ siêu thanh và tác động đến mục tiêu ở tốc độ Mach 4,6. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng, tên lửa có thể vượt quá tốc độ Mach 5.
Tên lửa có tầm bắn 1.000km, được phát triển để phóng từ máy bay ném bom chiến thuật Tu-22M3M của Nga.
|
|
Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32. Ảnh: Russianplanes. |
Kh-32 được thiết kế đặc biệt để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và có thể bay ở độ cao 40km, trên tầm với của tên lửa đất đối không SM-2 của Mỹ để bảo vệ các nhóm tấn công tàu sân bay.
Tên lửa đi theo một quỹ đạo lắt léo khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn và trong giai đoạn tấn công cuối cùng của nó, nó sẽ lao xuống, tấn công mục tiêu từ phía trên với tốc độ cực cao khiến radar đối phương khó phát hiện hơn, Militarywatch viết.
|
|
Cận cảnh tên lửa Kh-32. Ảnh: Russianplanes. |
Tên lửa được đánh giá cao về độ cao, tốc độ, tầm bắn và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến của nó.
Với khả năng mang 3 tên lửa cho mỗi máy bay ném bom hạng trung Tu-22M3M, một phi đội máy bay ném bom nhỏ hơn cũng mang đủ số tên lửa để vô hiệu hóa toàn bộ nhóm tấn công tàu sân bay.
P-700
Là một trong những tên lửa hành trình khủng nhất từng được phát triển, P-700 của Liên Xô là tên lửa hành trình chống hạm hàng đầu thời bấy giờ và tiếp tục là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các tàu chiến mặt nước cho đến ngày nay, bài báo nhận định.
P-700 lợi hại bởi khả năng điều khiển của nó, mặt khác, có tầm bắn đáng nể khoảng 650km và mang đầu đạn uy lực 750km.
Hệ thống máy tính dẫn đường trang bị trí tuệ nhân tạo của P-700 được cài đặt dữ liệu nhận dạng các tàu chiến nước ngoài. Hệ thống này không chỉ tự động tính toán kích thước và hình dáng mục tiêu, mà còn có thể phát hiện tín hiệu điện từ và các thông số đặc trưng khác của từng loại tàu chiến đối phương. P-700 còn được nạp thông tin chiến thuật về các đội hình tàu chiến khác nhau, cho phép tên lửa nhận định chính xác biên đội tàu chiến phía trước là nhóm tàu hộ tống, cụm tàu sân bay chiến đấu hay lực lượng đổ bộ. Dựa vào dữ liệu nhận dạng này, tên lửa sẽ tấn công mục tiêu chính trong đội hình tàu chiến đối phương.
|
|
Tên lửa P-700 Granit là một trong những hệ thống vũ khí đầu tiên sở hữu AI mô phỏng trí thông minh của con người. Ảnh: Missiledefenseadvocacy. |
Các tên lửa này về mặt khái niệm tương tự như P-270 do các tàu khu trục lớp Sovremenny của Nga mang theo, nhưng lớn hơn và mạnh hơn nhiều và có một chế độ dẫn đường độc đáo.
Một trong các tên lửa chịu trách nhiệm chỉ định mục tiêu bay lên độ cao lớn hơn và chỉ định các mục tiêu, trong khi các tên lửa khác vẫn bay sát mặt biển nhằm chống bị đánh chặn. Trí tuệ nhân tạo trang bị trên các tên lửa P-700 tạo thành một mạng lưới thông minh, liên tục kết nối để hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tên lửa chỉ huy bị đối phương bắn hạ, một tên lửa khác trong đội hình sẽ tự động tăng độ cao và thế chỗ của nó. Nếu mục tiêu chính đã bị tiêu diệt trong loạt đạn đầu, các tên lửa còn lại sẽ nhanh chóng tính toán lại nhiệm vụ, bắt đầu phá hủy các mục tiêu khác theo thứ tự quan trọng.
|
|
Tuần dương hạm Nga Pytor Velikiy bắn tên lửa chống hạm P700 Granit. Ảnh: Reddit. |
Tên lửa có thể phân biệt các mục tiêu, phát hiện các nhóm tàu chiến và tự động ưu tiên mục tiêu nào cần phải tiêu diệt trước sử dụng thông tin thu thập được trong suốt chuyến bay và các loại tàu và các trận chiến đã được lập trình sẵn trong một máy tính trong tên lửa. Chúng sẽ tấn công các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, từ cao nhất tới thấp nhất: sau khi phá hủy các mục tiêu đầu tiên, tên lửa còn lại sẽ tấn công mục tiêu ưu tiên tiếp theo.
Di chuyển với tốc độ trên Mach 2,5 và tạo ra động năng đáng kể ở tốc độ này do khối lượng khủng 7.000kg của chúng, chúng có thể vô hiệu hóa phần lớn các lớp tàu đối phương chỉ bằng một đòn đánh trực diện.
Tên lửa P-700 Granit là một trong những hệ thống vũ khí đầu tiên sở hữu AI mô phỏng trí thông minh của con người. Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số mạnh gồm 3 bộ vi xử lý và bộ thiết bị đối phó chiến tranh điện tử, tránh các tên lửa phòng không và biện pháp gây nhiễu của kẻ thù. Để tăng khả năng hủy diệt, chúng có thể được mang đầu đạn chất nổ nhiên liệu khí (FAE) hay đầu đạn hạt nhân 500kt.
Tuy nhiên, P-700 có một nhược điểm lớn, đó là kích thước tuyệt đối của nó gấp 4 lần so với tên lửa hành trình thông thường trên boong tàu chiến. Do đó, ngay cả tàu chiến đấu mặt nước nặng nhất thế giới, tuần dương hạm lớp Kirov của Nga cũng chỉ mang được 20 tên lửa, và ngay cả các tàu khu trục cỡ nhỏ cũng không được thiết kế để chứa chúng.