Cường quốc xuất khẩu vũ khí hàng đầu

Báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm -Thụy Điển (SIPRI) công bố hôm 15/3 cho biết, giai đoạn những năm 2016 - 2020, Nga (20%) vẫn là nước bán vũ khí lớn thứ hai trên thế giới với tỷ trọng 20% thị phận, đứng sau Hoa Kỳ với 37%. Các vị trí còn lại trong tốp 5 là Pháp (8,2%),  Đức (5,5%) và Trung Quốc (5,2%).

leftcenterrightdel
Tốp 10 nước xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, giai đoạn 2015-2019. Nguồn: SIPRI.

Theo báo cáo, doanh số bán hàng của Nga và Trung Quốc đã giảm so với giai đoạn 5 năm trước đó, trong khi chỉ số của Hoa Kỳ, Đức và Pháp tăng lên.

leftcenterrightdel
Vũ khí Nga trưng bày tại triển lãm Army 2020 tại Moscow tháng 8/2020. Ảnh: BQP Nga.

Trước đó vào tháng 3/2020, báo cáo của SIPRI cho biết, tỷ trọng xuất khẩu quân sự của Nga trong tổng khối lượng thế giới 5 năm qua đã giảm 6% (xuống còn 21%) so với giai đoạn 2010-2014.

Theo SIPRI, hiện tượng giảm doanh số bán vũ khí của Nga bởi lượng cung cấp cho Ấn Độ đã giảm gần hai lần, tuy vậy New Delhi vẫn là khách hàng mua thiết bị kỹ thuật quân sự lớn nhất của Moscow.

leftcenterrightdel
 Nga chào hàng Trạm tự hành phóng tên lửa Buk-M2E tại tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Aero India – 2021. Ảnh: Sputnik / Dmitry Shorkov.

Dù vậy, Nga vẫn duy trì thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí với các khách hàng chính là Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Algeria và Việt Nam. Trong những năm gần đây, doanh thu bán vũ khí ra nước ngoài của Moscow khoảng 15 tỷ USD, trong đó 13 tỷ USD là các hợp đồng được ký kết thông qua Rosoboronexport.

Cạnh tranh không lành mạnh!

Để duy trì là cường quốc xuất khẩu vũ khí, Nga không ngừng mở rộng hợp tác quân sự- kỹ thuật với nước ngoài, bất chấp áp lực trừng phạt từ phương Tây.

leftcenterrightdel
Thương vụ 1,1 tỷ USD cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho Indonesia vào năm 2018 vẫn chưa được thực hiện do Mỹ gây sức ép đối với Jakarta.  Ảnh: Businessinsider

"Chúng tôi coi mọi sự kiện về áp lực trừng phạt là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng đồng thời, Nga luôn giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí và chúng tôi không ngừng mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước ngoài.”, Tổng Giám đốc Cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport Alexander Mikheev nói.

leftcenterrightdel
Xe tăng T-14 Armata tại Army 2020. Ảnh: cde.news 

Ông Mikheev nhấn mạnh, yếu tố đảm bảo duy trì vị trí hàng đầu của Nga trên thị trường vũ khí thế giới là độ tin cậy và hiệu quả của các thiết bị quân sự trong nước, sự lựa chọn ủng hộ của các khách hàng nước ngoài, bất kể áp lực chính trị.

Một ví dụ về sự “cạnh tranh không lành mạnh” từ phương Tây trên thị trường vũ khí là thương vụ 1,1 tỉ USD cung cấp 11 chiến đấu cơ Su-35 của Nga cho Indonesia vào năm 2018 vẫn chưa được thực hiện do Mỹ gây sức ép đối với Jakarta.

Huy Anh/Sputnik