Ông Sergei Chemezov, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc gia Rostec nói với các phóng viên hôm 19/7: “Nếu các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự quan tâm, chúng tôi sẵn sàng thảo luận việc cung cấp Su-35,” Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin.
Su-35, một phiên bản nâng cấp của Su-27 là giải pháp để thay thế chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và 5, chẳng hạn F-35 do Mỹ phát triển, trước đây được Thổ Nhĩ Kỳ mua lại cho đến khi Tổng thống Donald Trump chính thức hủy giao hàng vào đầu tuần này.
Mặc dù chính ông Trump nhận xét tình hình là “không công bằng,” quyết định được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ liên tục cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 hiện đại, lo ngại Moscow có thể sử dụng vũ khí thu thập dữ liệu nhạy cảm từ máy bay chiến đấu F-35 tân tiến.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại lời ông Trump hôm 16/7, khẳng định tuyên bố của Mỹ là “vô căn cứ” đồng thời trái ngược với “tinh thần liên minh”, ràng buộc hai nước là thành viên liên minh quân sự NATO.
|
|
Máy bay chiến đấu Su-35 do Nga sản xuất sắp bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TASS |
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ bình tĩnh trở lại từ sai lầm sẽ gây ra những vết thương khó có thể chữa lành trong mối quan hệ chiến lược của hai nước chúng ta,” Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.
“Nếu các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng mua, chúng tôi sẽ xem xét khả năng bán Su-35,” ông Chemezov nói với báo chí.
Vào ngày 14/7, Nga hoàn tất việc bàn giao lô tên lửa phòng không S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara dự kiến triển khai hệ thống vào tháng 9. Việc thực hiện hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD được ký vào năm 2017, bắt đầu từ cuối tuần trước và gây ra phản ứng dữ dội từ Washington.
Sau đó, đại diện Nhà Trắng tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không còn khả năng tham gia chương trình F-35. Lầu Năm Góc cho biết Ankara sẽ phải chịu “mất trắng” 9 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ lên án việc hủy hợp đồng là bất hợp pháp.
Việc loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình nhiều quốc gia phát triển Máy bay chiến đấu Liên hoàn F-35 với chi phí tăng cao đối với các quốc gia khác vì Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 sẽ làm dấy lên câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của chính quyền này với Mỹ và NATO.
Mặc dù, Mỹ đình chỉ việc tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35, các đối tác ở Washington, châu Âu và NATO đều nhận thức rõ thực tế Ankara là một phần không thể tách rời khỏi liên minh vì số cổ phần đặt vào cao hơn-một thực tế được Tổng thư ký Jens Stoltenberf và các quan chức Lầu Năm Góc thừa nhận. Do đó, Ankara và NATO sẽ cùng làm việc vơi nhau để ngăn chặn khủng hoảng và loại bỏ rủi ro địa chính trị,” các chuyên gia quốc phòng và an ninh nói với Báo Daily Sabah hôm 21/7.
|
|
Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ và đồng minh NATO phát triển. Ảnh: Defense News |
Vì quan hệ quốc phòng là khía cạnh rất quan trọng của quan hệ đối tác, Thổ Nhĩ Kỳ và NATO sẽ tiếp tục tìm ra đề án thay thế chương trình F-35 cùng với các đối tác khác.
“Chắc chắn, đây là thời điểm liên minh thiếu gắn kết. Ankara là một đồng minh NATO quan trọng, và cần phải ngăn chặn sự suy thoái hiện nay sẽ đưa NATO vào một cuộc khủng khoảng địa chính trị Bắc Đại Tây Dương,” ông Can Kasapoğlu, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Quốc phòng Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế và Đối ngoại Istanbul (EDAM) cho biết trong một cuộc trao đổi với Daily Sabah.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia phát triển hệ thống tên lửa chống máy bay SAMP/T cùng với Eurosam, ASELSAN và ROKETSAN đồng thời tham gia chương trình phát triển máy bay chiến đấu do Đức, Pháp và Tây Ban Nha đề xuất.
Quan trọng hơn, Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ trực tiếp chỉ đảo nguồn lực phát triển và riển khai các dự án quốc phòng, bao gồm Máy bay chiến đấu TF-X Hürkuş, Hürjet and the modernization of F-16 Block 30, theo các chuyên gia về lựa chọn của Thổ Nhĩ Kỳ.