Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), khai mạc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ ngày 1/8, giờ địa phương, đại diện phái đoàn Nga, ông Alexander Trofimov, tuyên bố, không có kịch bản nào về việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân có thể áp dụng cho tình hình ở Ukraine.

"Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những suy đoán hoàn toàn vô căn cứ, phi thực tế và không thể chấp nhận được cáo buộc Nga đang hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cụ thể là ở Ukraine. Không có bất kỳ kịch bản giả định nào liên quan đến tình hình ở Ukraine.", ông Trofimov nói.

Nhà ngoại giao lưu ý, học thuyết của Nga về vấn đề này "được tất cả biết đến và cực kỳ rõ ràng", trong đó xác định: Moscow chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với hành động xâm lược có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc để đáp trả hành động xâm lược sử dụng vũ khí thông thường khi sự tồn vong của quốc gia bị đe dọa.

leftcenterrightdel
 Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng bởi tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh vào năm 2020. Tên lửa như vậy có thể được gắn đầu đạn hạt nhân. Ảnh: AP / BQP Nga.

Ông Trofimov cũng nêu rõ, Nga thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của mình trong khuôn khổ Bản ghi nhớ Budapest, bao gồm cả việc không sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Cam kết đó đang được thực hiện một cách đầy đủ đối với Ukraine, kể cả trong những tháng gần đây.”, nhà ngoaioj giao Nga khẳng định, gọi việc diễn giải các tuyên bố của lãnh đạo Nga theo cách cáo buộc Moscơ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là hành động đê hèn. Những lời lẽ như vậy, ông lưu ý, hoàn toàn vô giá trị.

Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 6/5, Phó giám đốc bộ phận thông tin và báo chí của Bộ Ngoại giao Nga, Alexei Zaitsev, cho biết, Moscow không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

"Chúng tôi đã nhiều lần phải bác bỏ những lời bóng gió về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Đây là một lời nói dối có chủ ý.", ông Zaitsev nói, khẳng định, nước này kiên quyết tuân thủ các nguyên tắc mà theo đó "trong cuộc chiến tranh hạt nhân không thể có bên thắng cuộc, và cuộc chiến tranh này không thể được khởi xướng"; nhắc lại, năm ngoái, chính Nga đã thuyết phục được Mỹ, và sau đó là toàn bộ 5 cường quốc hạt nhân, tái khẳng định sự tuân thủ nguyên tắc này.

Văn Phong/Sputnik