Hôm 22/3, trả lời phòng vấn người dẫn chương trình của CNN, Christiane Amanpour, về khả năng Tổng thống Vladimir Putin sẽ không chọn giải pháp hạt nhân trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trước hợp đất nước đứng trước mối đe dọa sống còn.

“Chúng tôi có một khái niệm về an ninh quốc gia, nó được công khai, trong đó đưa các tình huống để sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong tình huống đất nước chúng tôi đứng trước một mối đe dọa sống còn, thì nó (vũ khí hạt nhân-PV) có thể được sử dụng phù hợp với khái niệm này.”, người phát ngôn Điện Kremlin nói.

leftcenterrightdel
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân RS-24 Yars của Nga trong một lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. Ảnh: Getty. 

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh, Moscow coi vấn đề vũ khí hạt nhân với trách nhiệm cao nhất, phù hợp với các quy định của học thuyết quân sự.  Nga, cùng với các cường quốc hạt nhân khác, đã tái khẳng định nguyên tắc cơ bản "không thể có bên thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và nó không bao giờ được xảy ra".

Vào đầu tháng 1, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp đã ra tuyên bố chung, được chuẩn bị theo sáng kiến của Nga, về việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang. 

Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine, tháng trước, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh đặt các lực lượng răn đe hạt nhân quốc gia trong tình trạng báo động cao.

Hôm 14/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo, viễn cảnh xung đột hạt nhân từng là điều không thể, giờ nó đã trở thành một tình huống tiềm năng.

Văn Phong/RIA, Alja