Các quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ đang trong quá trình thảo luận với các đối tác, bao gồm Israel, về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia ở Gaza do Mỹ tài trợ, như một phần trong kế hoạch tái thiết Gaza sau chiến tranh.

Nguồn tin lưu ý, kế hoạch này không bao gồm việc triển khai bất kỳ binh sĩ Mỹ nào đến Gaza.

Một quan chức cấp cao Nhà Trắng thừa nhận các cuộc đàm phán về chủ đề này, nhưng từ chối đề cập chi tiết cụ thể, nói rằng, Washington đang làm việc với các đối tác về nhiều kịch bản khác nhau về cơ cấu lực lượng và an ninh tạm thời ở Gaza khi cuộc khủng hoảng qua đi.

leftcenterrightdel
 Các quan chức quốc phòng Mỹ và Israel trong cuộc gặp tại Lầu Năm Góc, ngày 26/3. Ảnh: AP/Jacquelyn Martin.

Tối ngày 29/3, truyền thông Israel cũng đồng loạt đưa tin, Tel Aviv đang thúc đẩy việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Dải Gaza và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo tại đây.

Tin nói, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã thông báo cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu việc ông đã đạt được tiến bộ về vấn đề này trong chuyến thăm Washington trong tuần.

leftcenterrightdel
 Hàng cứu trợ cho Gaza được thả từ máy bay vận tải. Nguồn: Timesofgaza.

Lực lượng này sẽ bao gồm quân đội từ ba quốc gia Ả Rập không được nêu tên, mà không phải Ả Rập Saudi hay Qatar.

Một số báo cáo cho rằng, Ai Cập và UAE là hai trong số các quốc sẽ gia tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Gaza. Lực lượng này sẽ do Mỹ lãnh đạo nhưng không có binh sĩ Mỹ hiện diện trên thực địa.

leftcenterrightdel
 Khoảng 60% nhà cửa ở Gaza đã bị tàn phá. Nguồn: Timesofgaza.

Lực lượng này có thể sẽ được trang bị vũ khí để duy trì luật pháp và trật tự. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Mỹ phụ thuộc vào việc Israel bắt đầu thực hiện kế hoạch tái thiết Gaza sau chiến tranh.

Không rõ liệu các đồng minh Ả Rập có thực sự sẵn sàng tham gia kế hoạch gìn giữ hòa bình hay không, vì họ từng nhiều lần khẳng định sẽ không tham gia quản lý Gaza sau chiến tranh, trừ khi đó là một phần của sáng kiến rộng lớn hơn, bao gồm việc thiết lập con đường dẫn đến một nhà nước Palestine trong tương lai, điều mà chính phủ Israel hiện tại kiên quyết bác bỏ.

Nhiệm vụ ban đầu của lực lượng quốc tế sẽ là bảo vệ các đoàn xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo khỏi sự cướp bóc của những người dân Gaza tuyệt vọng, cũng như bảo vệ bến tàu tiếp nhận viện trợ do Mỹ xây dựng trên bờ biển Gaza, dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động trong khoảng một tháng.

leftcenterrightdel
 Hơn 32.500 người Palestine đã thiệt mạng và con số này tiếp tục được bổ sung mỗi ngày. Nguồn: Timesofgaza.

Các nhóm viện trợ cho biết toàn bộ Gaza đang sa lầy trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo, trong đó tình hình ở phía bắc phần lớn bị cô lập, đang trở nên nghiêm trọng. Theo một số báo cáo, nhiều người trong số khoảng 300.000 người vẫn sống ở phía bắc Gaza đã phải ăn thức ăn gia súc để tồn tại.

Liên Hiệp Quốc cho biết cứ 6 trẻ em dưới 2 tuổi ở bắc Gaza thì có một em bị suy dinh dưỡng cấp tính. Tổng cộng, khoảng 1,1 triệu người, tương đương gần một nửa dân số Gaza, được cho là đang phải trải qua nạn đói thảm khốc.

Cuộc chiến Gaza bắt đầu bằng cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7/10/2023, giết chết khoảng 1.200 người, chủ yếu là dân thường và bắt 253 người khác làm con tin.

leftcenterrightdel
 Hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân Gaza được thả từ trên máy bay. Ảnh AP / Mahmoud Essa.

Cơ quan y tế ở Gaza cho biết, gần 32.500 người Palestine đã thiệt mạng và gần 75.000 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của Israel.

Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa làm tê liệt Dải Gaza, khiến người dân tại đây, đặc biệt là ở khu vực phía bắc, đứng trước nguy cơ chết đói.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến của Israel đã đẩy 85% dân số Gaza phải rời bỏ nhà cửa, trong bối cảnh thiếu lương thực, nước sạch và thuốc men trầm trọng, trong khi 60% cơ sở hạ tầng của dải đất đã bị hư hại hoặc phá hủy.

Văn Phong/Timesofissrael, Dailysabah