Thông tin về nội dung cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ chiều ngày 15/11, giờ địa phương (rạng sáng 16/11, giờ Việt Nam) đã mô tả vụ thử vũ khí hủy diệt vệ tinh vừa được Nga thực hiện là “liều lĩnh”, gây nguy hiểm cho sự bền vững lâu dài của không gian vũ trụ, làm tăng rủi ro đối với các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS cũng như các hoạt động bay trên không gian khác của con người.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price, Nga được cho đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh vào đầu ngày 15/11. “Vụ thử đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vụn trên quỹ đạo Trái đất có thể theo dõi và hàng trăm ngàn mảnh vụn nhỏ hơn.”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về cuộc họp báo cho biết.

Mỹ sẽ không bỏ qua vụ việc và sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới để làm rõ và đáp trả hành động “vô trách nhiệm” của Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo giới.

NASA đã xác nhận, mảnh vỡ trên quỹ đạo đã khiến các phi hành gia trên Trạm ISS phải thực hiện các hành động khẩn cấp, bao gồm trú ẩn và đóng các cửa sập đối với các mô đun trên Trạm ISS.

leftcenterrightdel
Mỹ cáo buộc Nga thử tên lửa chống vệ tinh. Nguồn: raillynews.

Các phi hành gia đã phải trú ẩn 2 lần trong một tàu vũ trụ khi ISS đi qua hoặc tiếp xúc gần vùng "đám mây" rác thải vũ trụ trong thời gian từ 2h-4h, giờ Mỹ, NASA cho biết, cảnh báo, các mảnh vỡ vẫn là một mối đe dọa liên tục, bởi Trạm ISS đi qua hoặc tiếp cận gần “đám mây” mảnh vỡ không gian cứ sau mỗi 90 phút.

Về chi tiết này, hãng thông tấn Nga RIA, cho biết, các phi hành gia Nga và Mỹ trên Trạm ISS đã sơ tán đến ẩn náu trong tàu vũ trụ Soyuz MS-19, con tàu đã chở e kíp thực hiện bộ phim đầu tiên trong không gian, để tránh khả năng xảy ra rủi ro Trạm ISS va chạm các mảnh vỡ không gian. 

“Các nhà du hành vũ trụ Nga Anton Shkaplerov và Pyotr Dubrov, cũng như phi hành gia người Mỹ Mark Thomas Vande đã di chuyển lên Tàu vũ trụ Soyuz MS-19 với dự đoán Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ bay qua các mảnh vỡ vệ tinh.”, RIA viết.

Trước đó, Trung tâm điều khiển sứ mệnh của NASA ở Houston, Mỹ, cảnh báo, trong tương lai gần Trạm ISS sẽ đi vào hành lang có thể gặp vật thể rác không gian; khuyến cáo, thời điểm có nguy cơ xảy ra va chạm, phi hành đoàn nên ở trong tàu vũ trụ, trích dẫn từ Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos nói.

Liên quan đến vụ việc, công ty phân tích dữ liệu không gian Seradata của Mỹ đã thông tin, vụ thử của Nga diễn ra vào sáng sớm 15/11, nói, đó là một vụ thử tên lửa ASAT.

Văn phòng Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cũng đưa tuyên bố, nói, Nga đã phóng thử tên lửa chống vệ tinh bay thẳng (DA-ASAT).

Vệ tinh bị phá hủy được cho là Kosmos-1408 từ thời Liên Xô, được phóng vào năm 1982, đã ngừng hoạt động trong nhiều thập kỷ.

leftcenterrightdel
Hàng triệu mảnh vụ rác vũ trụ bao quanh không gian gần Trái đất. Ảnh: Flickr / Alizey Khan.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace và Ngoại trưởng Mỹ, Anthony Blinken bày tỏ quan ngại và lên án vụ thử. Tuyên bố của ông Blinken kêu gọi các quốc gia không gian xây dựng các chuẩn mực về hành vi có trách nhiệm và không tiến hành các vụ thử “phá hoại”, “vô trách nhiệm” gây nguy hiểm như Nga vừa thực hiện.

Tướng James Dickinson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ, cảnh báo, vụ thử tác động tới an ninh, an toàn, ổn định và bền vững lâu dài trên không gian đối với tất cả các quốc gia. Các mảnh vỡ do DA-ASAT tạo ra sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa cho các hoạt động ngoài không gian trong nhiều năm tới, khiến vệ tinh và các sứ mệnh không gian gặp rủi ro, cũng như buộc phải thực hiện nhiều hoạt động tránh va chạm. 

Nga tiếp tục theo đuổi các hệ thống vũ khí trong không gian tác động đến sự ổn định chiến lược và gây ra mối đe dọa cho tất cả các quốc gia, ông Dickinson lưu ý.

Đánh giá ban đầu của USSPACECOM về vụ việc là các mảnh vỡ có thể tồn tại trên quỹ đạo trong nhiều thập kỷ. Các mảnh vỡ không gian gây ra rủi ro đáng kể cho ISS, các hoạt động bay trên không gian khác của con người và vệ tinh của các quốc gia.

 

Văn Phong (theo truyền thông Nga, BNQ Mỹ)