Vào tháng 1/2020, các thành viên của quốc hội Iraq cho biết, nước này đang cân nhắc việc mua các hệ thống tên lửa S-400 tiên tiến của Nga trong bối cảnh lo ngại rằng Washington có thể ngừng hỗ trợ Iraq trong việc cung cấp vũ khí phòng không hiện đại.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq đã đệ trình một nghiên cứu chi tiết yêu cầu mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tầm xa của Nga để Thủ tướng Adel Abdul-Mahdi xem xét vào ngày 18/4.

Vấn đề đã được thảo luận với các nhân vật có liên quan tại Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, và hiện đang chờ đợi thỏa thuận của Thủ tướng, một thành viên ủy ban của Badr al-Ziyadi được trích dẫn bởi tờ báo tiếng Ả Rập al-Sabaah.

Thành viên này nhấn mạnh sự cần thiết của đất nước để tăng cường khả năng phòng thủ. Nghị sĩ giải thích rằng việc mua lại hệ thống tên lửa S-400 có thể được hoàn tất sau khi có phê chuẩn của Chính phủ.

Nhà lập pháp Iraq đã tiết lộ rằng, tháng trước, các công ty vũ khí của Mỹ và Israel đang hối thúc chính phủ của ông kiềm chế không đàm phán mua thiết bị quân sự tinh vi với các nước khác.

leftcenterrightdel
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik. 

Trước đó, vào ngày 20/1, Badr al-Ziyadi cho biết Baghdad, trong nỗ lực tăng cường an ninh khỏi mọi sự xâm lược có thể, đã điều động các phái đoàn đến một số quốc gia để đàm phán mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến.

Quốc hội Iraq hiện đang thành lập một phái đoàn hành pháp và lập pháp để thăm các nước phát triển và ký hợp đồng mua sắm vũ khí tối tân, Nhật báo al-Sabaah dẫn lời quan chức nói.

Baghdad đã xem xét việc mua các hệ thống tên lửa S-400 của Nga vì lo ngại rằng Washington có thể rút hỗ trợ cho Iraq, Tạp chí Phố Wall dẫn lời Karim Elaiwi, thành viên của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq cho biết vào tháng 1/2020.

Chúng tôi đang nói chuyện với Nga về tên lửa S-400 nhưng chưa có hợp đồng nào được ký kết. Chúng tôi cần phải có được những tên lửa này, đặc biệt là sau khi người Mỹ đã làm chúng tôi thất vọng nhiều lần bằng cách không giúp chúng tôi có được vũ khí thích hợp, Elaiwi nói.

Động thái này được xác nhận bởi Abdul Khaleq al-Azzawi, một thành viên khác của Ủy ban quốc phòng Iraq.

“Chúng tôi đã ủy quyền cho Thủ tướng lấy vũ khí phòng không từ bất kỳ quốc gia nào ông ta muốn và chúng tôi đã ủy quyền cho ông ta chi tiền cho việc này, từ bất kỳ quốc gia nào. Từ Nga hoặc bất cứ ai.”, Khaleq al-Azzawi nói.

Các động thái của Iraq diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Iraq và Washington đã bị làm trầm trọng thêm sau khi quân đội Mỹ ngày 3/1 tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã giết chết Tướng Iran Qassem Soleimani, chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, gần Sân bay Quốc tế Baghdad.

Sự phẫn nộ về cuộc tấn công đã khiến quốc hội Iraq thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ trục xuất quân đội nước ngoài khỏi đất nước và hủy bỏ yêu cầu hỗ trợ từ liên minh do Mỹ đứng đầu để chống lại Daesh- Nhà nước Hồi giáo ISIS.

Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cho biết Washington chỉ sẵn sàng thảo luận về việc tái cấu trúc lực lượng với người Iraq, bác bỏ yêu cầu rút quân.

Trước đây, Washington cũng đã cảnh báo Iraq về hậu quả của các thỏa thuận gây chú ý với Nga để mua vũ khí tối tân, đặc biệt là các hệ thống tên lửa S-400.

Trở lại vào tháng 2 năm 2018, cựu phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói, Hoa Kỳ đã liên lạc với Iraq, cùng với một số quốc gia khác, để giải thích về khả năng thất bại trong việc chống lại Đạo luật chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Vào ngày 2/8/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thành luật CAATSA áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, Bắc Triều Tiên và Nga.

Huy Anh