Vào lúc 8h03’, ngày 18/11, giờ địa phương (20h03’, giờ Việt Nam), hệ thống phóng tái sử dụng hai tầng của tập đoàn công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk, gồm tên lửa đẩy khổng lồ Super Heavy và tàu vũ trụ Starship cao tổng cộng hơn 121 m, đã cất cánh từ bãi phóng Starbase ở Boca Chica, bang Texas, Mỹ.

leftcenterrightdel
 Đây là thử nghiệm phương tiện vận tải liên hành tinh Starship lần thứ hai, sau vụ thử lần đầu vào tháng 4 /SpaceX
leftcenterrightdel
 Người dân Mỹ theo dõi sự kiện. Nguồn: SpaceX.

Tên lửa đẩy siêu nặng Super Heavy (tầng dưới) đã hoạt động với toàn bộ 33 động cơ Raptor. Đến 2 phút 48 giây sau khi rời khỏi bệ phóng Super Heavy tách khỏi phi thuyền Starship thành công, tuy nhiên phát nổ phía trên vịnh Mexico ở thời điểm 3 phút 21 giây của hành trình.

leftcenterrightdel
 Tên lửa đẩy phát nổ sau khi tách khỏi tàu vũ trụ / SciNews/ SpaceX.

Tàu vũ trụ Starship (tầng trên) đã khởi động 6 động cơ của riêng nó để tiếp tục hành trình vào không gian. Ở thời điểm 8 phút 05 giây của hành trình, phi thuyền Starship mất liên lạc và cơ chế tự hủy được kích hoạt khiến nó phát nổ khi đạt đến độ cao khoảng hơn 148 km so với bề mặt Trái đất, chạm tới rìa không gian.

leftcenterrightdel
 Phương tiện vận tải gồm 2 tầng. Ảnh trái: tầng dưới là tên lửa đẩy Super Heavy, tầng trên là tàu vũ trụ Starship. Ảnh phải là 33 động cơ của tầng đẩy dưới. Nguồn: SpaceX.
leftcenterrightdel
  Phương tiện vận tải Starship hoàn chỉnh cất cánh trong chuyến bay thử nghiệm lần 2 hôm 18/11. Nguồn: SpaceX.

Ban đầu SpaceX dự kiến thực hiện chuyến bay không người lái kéo dài 90 phút vào không gian gần quỹ đạo Trái Đất. Mục tiêu chính của cuộc thử nghiệm là tách tàu vũ trụ ra khỏi tên lửa đẩy và tiến tới rìa không gian ở độ cao 90km so với mặt đất.

leftcenterrightdel
 Tàu vũ trụ kích hoạt chức năng tự hủy, nổ tung sau khi trục trặc/SpaceX.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu vũ trụ Starship sẽ tiếp tục tăng tốc hướng vào không gian đến thời điểm 8 phút 30 giây của hành trình sau đó sẽ xâm nhập trở lại bầu khí quyển và lao xuống Thái Bình Dương gần Hawaii. Trong khi tên lửa đẩy Super Heavy sẽ tái kích hoạt động cơ, hạ cánh có kiểm soát xuống bệ phóng.

leftcenterrightdel
 Tầng đẩy dưới tắt dần các động cơ để tách khỏi tàu vũ trụ ở tầng trên, đồng thời tầng trên khởi động 6 động cơ của riêng nó để tiếp tục bay lên không gian. Nguồn: elonmusk.
leftcenterrightdel
 Mô phòng phi thuyền Starship cao hơn 50 m trên bề mặt Mặt trăng. Nguồn: SpaceX.

Đây là chuyến bay thử nghiệm tích hợp 2 tầng đầy đủ thứ hai của phương tiện vận tải tái sử dụng. Tuy thử nghiệm thất bại, nhưng chuyến bay được cho đã đạt được tiến bộ đáng kể so với chuyến bay thử nghiệm tích hợp đầu tiên vào ngày 20/4, khi nó kết thúc vào phút thứ 4, phương tiện bổ nhào và phát nổ khi mới đi được chưa đầy nửa đường tới rìa không gian (40 km).

NASA đang đầu tư 4 tỉ USD vào hệ thống vận tải tái sử dụng Starship 2 tầng mạnh nhất từ trước tới nay với mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau 5 thập kỷ trong sứ mệnh Artemis III, dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2025.

leftcenterrightdel
 33 động cơ của tên lửa đẩy khổng lồ Super Heavy. Nguồn: SpaceX.
leftcenterrightdel
 Tên lửa đẩy khổng lồ Super Heavy cao71 m, đường kính 9m. Nguồn: SpaceX.

Trước đó, SpaceX đã có các thử nghiệm riêng rẽ 2 tầng của hệ thống vận tải để kiểm tra sức mạnh của tên lửa đẩy Super Heavy cũng như khả năng cất cánh và hạ cánh trở lại bệ phóng của tàu vũ trụ Starship.

Thử nghiệm mới nhất là bước tiếp theo đưa Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA và SpaceX tiến gần hơn đến mục tiêu đó, tiếp theo là đưa con người tới Sao Hoả và hơn thế nữa.

Văn Phong/CNN, Spacex, Spacenews