Khám phá này, cùng với những hóa thạch khác được tìm thấy gần đó, đã nâng cấp phân loại của Công viên Khủng long ở Laurel, Maryland, thành một tầng hóa thạch, thuật ngữ này được sử dụng bởi các nhà khảo cổ học khi xác định được số lượng hóa thạch lớn trong cùng một tầng địa chất.

Đây không phải là lớp hóa thạch xương đầu tiên được khám phá ở Maryland, nhưng lại là trường hợp đầu tiên ghi nhận được khai quật ở tiểu bang này kể từ năm 1887, theo thông cáo báo chí từ Ủy ban Quy hoạch và Công viên Thủ đô Quốc gia Maryland (M-NCPPC), Bộ Công viên và Giải trí ở quận Prince George's, thuộc tiểu bang Virginia.

leftcenterrightdel
 Các nhà khảo cổ phát hiện ra hóa thạch khủng long chân thú lớn nhất tại Công viên và Giải trí, Quận Prince George.

Giáo sư khảo cổ học kiêm phụ trách chương trình của công viên, JP Hodnett cho biết: "Việc tìm thấy một lớp hóa thạch xương như thế này là mơ ước của rất nhiều nhà khảo cổ học vì nó có thể mang đến khối lượng thông tin khổng lồ về cách mà môi trường thời cổ đại đã bảo tồn các hóa thạch và cung cấp thêm chi tiết về các loài động vật đã tuyệt chủng mà trước đây có thể chỉ được biết đến từ một số ít mẫu vật. Hầu hết các nhà khảo cổ học phải di chuyển khám phá qua rất nhiều quốc gia để tìm được hóa thạch tương tự, thật tuyệt vời khi phát hiện hiếm có này lại được tìm ra ở gần đến vậy".

Ông Hodnett là người đã tìm ra chiếc xương ống chân dài khoảng 91cm, được xác định là của một loài khủng long chân thú. Các loài khủng long chân thú bao gồm cả các loài khủng long ăn thịt như Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex .

leftcenterrightdel
 Hình đồ họa miêu tả con Edmontosaurus chưa trưởng thành đang bị ăn thịt bởi một con khủng long bạo chúa đang há miệng.

Nhà khảo cổ Hodnett đã đưa ra giả thiết rằng chiếc xương chân là của một con Acrocanthosaurus, có chiều dài khoảng hơn 1,1m, và là loài khủng long chân thú lớn nhất từ kỷ Phấn Trắng. Trước đây răng của loài này đã từng được tìm thấy tại Công viên Khủng long này.

Matthe Carrano, nhà cổ sinh vật học của Smithsonian, cho biết: “Hóa thạch khủng long cực kỳ hiếm ở miền đông Hoa Kỳ và trong số này, chỉ có Maryland là đã có đủ hóa thạch để tạo ra khủng long từ thời kỷ Phấn trắng sớm”. "Thường chỉ có một hoặc hai hóa thạch được tìm thấy một lúc, vì vậy khám phá mới về lớp xương hóa thạch rất quan trọng. Đây chắc chắn là phát hiện quan trọng nhất về hóa thạch khủng long được khám phá trên bờ biển phía đông trong trăm năm qua."

Thomas Holtz, một nhà khảo cổ học tại Đại học Maryland, là người đầu tiên xác nhận phát hiện tại công viên và nói rằng khu khai quật khủng long ở Laurel "rõ ràng" là khu khai quật quan trọng nhất về phía đông sông Mississippi.

leftcenterrightdel
 Dấu vết của một con Acrocanthosaurus được tìm thấy ở Công viên bang Dinosaur Valley ở Texas có từ 113 triệu năm trước.

Công viên Khủng long không chỉ là một trong những điểm khai quật hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy ở Mỹ, mà ông cũng nói rằng nó mang đến cái nhìn về các loại thực vật và động vật trong một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Trái đất.

Một hóa thạch có chiều dài 4 feet bị mắc kẹt trong đá sắt là hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy trong lớp hóa thạch xương, tuy nhiên vẫn chưa rõ là của loài khủng long nào.

Kể từ năm 2018, các hóa thạch thực vật và động vật khác đã được phát hiện trong khu vực này, bao gồm một con khủng long nhỏ, một loài khủng long họ hàng của T-Rex; một con khủng long chân thú nhỏ và một răng cá sấu.

Hùng Nam/foxnews