Tiết lộ với truyền thông mới đây, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, việc phóng Đài quan sát không gian Spektr-UV với kính viễn vọng cực tím để nghiên cứu các thiên hà, các ngôi sao mới và các ngoại hành tinh dự kiến sẽ diễn ra vào quý IV năm 2028.

Trước đó có thông tin nói, việc phóng Spectra-UF được lên kế hoạch vào sau năm 2025 từ sân bay vũ trụ Vostochny, bằng tên lửa đẩy Angara-A5M với tầng trên loại DM.

“Công việc thử nghiệm và phát triển Spektr-UV hiện đang ở giai đoạn phát triển tài liệu thiết kế chi tiết, sản xuất các bộ phận của tàu vũ trụ và thử nghiệm trên mặt đất. Việc phóng tàu vũ trụ được lên kế hoạch vào quý 4 năm 2028.” Roscosmos thông tin.

Cũng theo Cơ quan vũ trụ Nga, hợp đồng phát triển kính viễn vọng đã được ký kết trong khoảng thời gian đến năm 2025. Sau khi phê duyệt Chương trình Không gian Liên bang mới từ năm 2026, một hợp đồng khác sẽ được ký kết để tiếp tục công đoạn tiếp theo, bao gồm cả việc phóng.

leftcenterrightdel
 Đài quan sát không gian Spektr-UV của Nga. Nguồn: RIA.

Kính viễn vọng không gian đang được phát triển để nghiên cứu các quá trình bùng nổ trong các thiên hà, sao và vật thể nhỏ gọn, sự ra đời của các ngôi sao và hệ hành tinh, cũng như các quá trình xảy ra trong bầu khí quyển của các hành tinh, sao chổi và các vật thể không gian khác của Hệ Mặt trời.

Spectrum-UV với thành phần chính là kính viễn vọng T-170M, được thiết kế để nhìn bầu trời dưới ánh sáng cực tím và ánh sáng khả kiến, cũng sẽ quan sát các ngoại hành tinh đã được phát hiện để nghiên cứu bầu khí quyển của chúng và phát hiện các dấu hiệu của sự sống.

Viện sĩ Lev Zeleny, Phó Chủ tịch Hội đồng Không gian RAS, cho biết, về đặc điểm, Spektr-UV tương đống với kính viễn vọng Hubble của Mỹ và có thể thay thế nó khi nghỉ hưu vào thập kỷ tới. 

Hubble được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái đất vào năm 1990 và có thể bị loại bỏ khỏi quỹ đạo vào giữa những năm 2030.

leftcenterrightdel
 Spectrum-UV với thành phần chính là kính viễn vọng T-170M, được thiết kế để nhìn bầu trời dưới ánh sáng cực tím và ánh sáng khả kiến. Nguồn: Anatoly Zak /  Roskosmos.

Thiết bị của Nga sẽ được đặt trong quỹ đạo địa không đồng bộ với độ cao khoảng 35,8 nghìn km, nó sẽ truyền dữ liệu tại các trạm liên lạc không gian ở Medvezhye Lakes, Dubna và Kalyazin. 

Trước đó, các nhà khoa học Tây Ban Nha và Nhật Bản đã lên kế hoạch tham gia dự án. 

Nhưng theo nhà thiết kế chính của dự án, Sergei Shostak, đến nay mặc dù các đối tác không chính thức từ chối hợp tác, song sự tham gia của họ vẫn là một câu hỏi mở.

Viện Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã chủ động tìm cách thay thế các yếu tố của các công cụ khoa học mà các nước này muốn cung cấp bằng các công cụ trong nước.

Theo một số tài liệu, dự án được khởi động từ năm 1995 với kế hoạch tham gia của hơn chục quốc gia ngoài Nga, bao gồm Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Argentina, Israel, Mexico, Kazakhstan, Nam Phi, Trung Quốc,.. và cả Ukraine.

Tuy nhiên cuộc xung đột Nga- Ukraine từ năm 2014 khiến các hoạt động hợp tác bị ảnh hưởng. Dự án cũng bị đình trệ được nói liên quan đến vấn đề tài chính.

Văn Phong/RIA, Sputnik, Russianspaceweb