Trạm vũ trụ quốc gia riêng của Nga

Vào năm 2027, Nga có thể bắt đầu lắp đặt một trạm vũ trụ quốc gia mới trên quĩ đạo, đồng thời tiếp tục vận hành phân đoạn ISS của Nga thêm 2 năm, Tổng công trình sư Tập đoàn Tên lửa và Vũ trụ Nga (RSC) Energia, ông Vladimir Soloviev, tiết lộ.

“Angara đang được chế tạo, tuy nhiên, các đồng nghiệp của tôi giải thích, nhờ nó chúng tôi có thể khởi động các mô đun mới vào khoảng năm 2027, chúng tôi hi vọng khi đó cơ sở hạ tầng tại sân bay vũ trụ Vostochny đã sẵn sàng. Có nghĩa là chúng tôi vẫn bay lên ISS cho đến năm 2028-2029, cần ít nhất hai năm để đóng khớp mối nối giữa việc hoàn thành sứ mệnh trên ISS và bắt đầu hoạt động của trạm vũ trụ mới.”, ông Soloviev nói.

leftcenterrightdel
Trạm Vũ trụ Quốc tế ngày 23/5/2010 được nhìn từ Tàu con thoi Atlantis. Ảnh: NASA.  
leftcenterrightdel
Trạm Vũ trụ ISS hiện tại. Ảnh: Getty. 

Mô đun đầu tiên sẽ là mô đun năng lượng - khoa học (SEM) vốn dành cho ISS. SEM được xây dựng từ năm 2012. Ban đầu, người ta cho rằng mô đun này sẽ được sản xuất vào năm 2015 và đảm bảo tính độc lập về năng lượng cho khoang ISS của Nga hiện đang được cấp điện từ khoang của Mỹ. Ngoài ra, mô đun này còn dành để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vào năm 2015 mới chỉ hoàn thành thiết kế phác thảo. Theo các nguồn dữ liệu công khai, phần thân thiết bị bay của mô đun SEM được lắp ráp từ năm 2017. Vào năm 2018 bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên mặt đất. Tuy nhiên việc đưa mô đun vào vận hành liên tục bị trì hoãn.

leftcenterrightdel
Hình dạng của Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 9/2000, ngay trước khi con người đến thường trú tại Trạm. Ảnh: NASA. 

Trước đó, có thông tin nói, mô đun đầu tiên của trạm vũ trụ mới của Nga sẽ sẵn sàng để phóng lên quĩ đạo vào năm 2025.

Có thông tin nói rằng trạm vũ trụ sẽ được thiết kế với kiến trúc mở và tuổi thọ không giới hạn nhờ việc thay thế các mô đun. Trạm sẽ có kích thước lớn hơn trạm Hòa Bình (Mir), bay trên quĩ đạo ở độ cao 400km và góc nghiêng 98 độ, điều này cho phép giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất, trước hết là Bắc Cực và Tuyến đường biển phía Bắc.

leftcenterrightdel
Cấu trúc đầu tiên của Trạm vũ trụ ISS là mô đun khối chức năng hàng hóa Zarya- Bình minh của Nga, được phóng lên quĩ đạo ngày 20/11/1998. Nguồn: commons/wikimedia. 

Liên quan đến chủ đề này, trước đó ngày 22/4, Reuters dẫn lời người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Dmitry Rogozin, nói, Moscow đã sẵn sàng bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình với mục tiêu phóng nó lên quĩ đạo vào năm 2030. Dự án được đánh giá là “bước đột phá to lớn”, đánh dấu một chương mới cho hoạt động khám phá không gian của Nga và kết thúc hơn hai thập kỉ hợp tác chặt chẽ với Mỹ trên Trạm Vũ trụ ISS đã già cỗi.

leftcenterrightdel
Cánh tay rô bốt Canadarm 2. Ảnh: NASA. 

Ông Rogozin cho biết, Trạm vũ trụ của Nga sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot và sẵn sàng xem xét tiếp nhận các phi hành đoàn nước ngoài ghé thăm.

Interfax dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết, Nga đã lên kế hoạch chi tới 6 tỉ USD để đưa dự án này vào hoạt động.

 ISS sẽ nghỉ hưu vào năm 2030

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quĩ đạo tầm thấp của Trái Đất, nhờ sự hợp tác của 5 cơ quan không gian: NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA. Cấu trúc đầu tiên (mô đun khối chức năng hàng hóa Zarya- Bình minh của Nga), được phóng lên quĩ đạo vào tháng 11/1998 bằng tên lửa Proton-M của Nga.

leftcenterrightdel
 Hình dạng Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS chụp từ Tàu con thoi Atlantis vào tháng 10/2002. Nguồn: commons/wikimedia.

Phi hành đoàn không gian Expedition 1 là nhóm phi hành gia đầu tiên tới Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 2/11/2000. Kể từ đó, ISS liên tục có một nhóm phi hành gia luân phiên đến từ 19 quốc gia hiện diện. Ban đầu, ISS được lên kế hoạch vận hành đến năm 2020

Theo NASA, ISS có kích cỡ 73 x 109m, tương đương một sân bóng đá, thể tích hơn 915m3, tổng trọng lượng khoảng 420 tấn, là vật thể nặng nhất do con người tạo ra từng quay quanh Trái đất. 

leftcenterrightdel
 

Sau hơn 20 năm vận hành, ISS đang già cỗi, từng xuất hiện các vết nứt và thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các mảnh vụn không gian và các vật thể siêu nhỏ. Mới đây nhất, trong một đợt kiểm tra định kì vào tháng 5, các phi hành gia đã phát hiện cánh tay robot Canadianarm2 của Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã bị rác không gian đâm thủng.

Các chuyên gia cho rằng, nếu con người không loại bỏ ISS, cuối cùng những hiểm họa không gian sẽ xảy ra, trong đó không loại trừ tình huống nó rơi xuống Trái đất.

Nhà thiên văn học tại Harvard, Mỹ, Jonathan McDowell, cho rằng, khả năng Trạm vũ trụ rơi xuống Trái đất là rất lớn.

leftcenterrightdel
Cấu hình ISS ngày 5/6/2020, gồm 5 tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon, Cargo Dragon, tàu tiếp tế Cygnus-15 của Northrop Grumman, Mỹ; tàu tiếp tế Progress 77, tàu tiếp tế Soyuz MS-18,Nga. Ảnh: NASA. 

Trong một tuyên bố cuối năm 2020, NASA cho biết, mặc dù ISS đã được các bên liên quan chấp thuận hoạt động ít nhất đến tháng 12/2024, nhưng từ quan điểm kĩ thuật, NASA đã cho phép ISS hoạt động cho đến cuối năm 2028.

Theo tờ Republicworld, tại Hội nghị chuyên đề về không gian lần thứ 36 diễn ra ngày 25/8, Quản trị viên NASA Bill Nelson nói, sớm nhất ISS sẽ ngừng hoạt động vào năm 2024 như thỏa thuận giữa các đối tác quốc tế, nhưng ông vẫn hi vọng nó sẽ tồn tại đến năm 2030.

HuyAnh/Sputnik, Reuters, Space, Republicworld