Phát biểu trước Quốc hội sáng nay, ngày 1/11 về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Các đại biểu đã chia sẻ nhiều  ý kiến tâm huyết xuất phát từ thực tiễn đời sống cơ sở

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Phước Lộc

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP Hồ Chí Minh) tán thành đề xuất sau khi Đề án được thông qua sẽ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia mới để thực hiện. Chương trình này cần chú trọng yếu tố phát triển bền vững, bảo tồn được bản sắc dân tộc thiểu số, phát triển du lịch.

Chỉ ra nhược điểm của hệ thống 118 chính sách pháp luật về đồng bào DTTS đang còn hiệu lực là thiếu sự thống nhất, còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn; đại biểu Lộc đề nghị giao Uỷ ban Dân tộc làm cơ quan thường trực điều phối để nguồn lực cho công  tác này được sử dụng hiệu quả hơn, tránh tình trạng mỗi bộ ngành “nắm” một mảng…

leftcenterrightdel
 Đại biểu Cao Thị Giang

Đại biểu Cao Thị Giang (Quảng Bình), Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng đồng bào DTTS&MN.

Tuy nhiên, hiện nay, vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất… Từ thực tế đó, để phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN, nhằm khắc phục hạn chế nêu trên thì mục tiêu của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là cần thiết.

Đại biểu Cao Thị Giang cho biết, chủ trương, mục tiêu, quan điểm chúng ta thống nhất là không để ai bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, cần chú trọng đến kích thích nội lực của người dân vùng đồng bào DTTS, tránh việc làm hộ, làm thay.

Để đạt được mục đích, hiệu quả trên, nhân tố quan trọng thiết yếu là chủ trương, chính sách trong các Nghị quyết cần đề cập chú trọng quan tâm vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và cơ sở hạ tầng thiết yếu.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Bắc Việt

Đánh giá Đề án là “có tính khoa học và thực tiễn”, song đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) lưu ý thêm rằng, Đề án vẫn chưa nhìn nhận đúng mức vấn đề tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS, từ đó công tác cán bộ còn bất hợp lý. Theo đại biểu, những cán bộ công chức thành thạo ngôn ngữ dân tộc phải được coi như sử dụng thành thạo một ngoại ngữ và đặc biệt cần thiết cho bộ máy.

Đại biểu Việt cũng cho rằng cần quan tâm nghiên cứu về lịch sử của cộng đồng tất cả 54 dân tộc anh em và thể hiện xứng đáng trong lịch sử đất nước. “Không gian sống của đồng bào DTTS đang bị thu hẹp, không đảm bảo cho họ sống được từ rừng. Cần có những giải pháp làm sao để đồng bào sống được từ rừng, gắn bó với rừng; sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật”, đại biểu  Việt nhấn mạnh./.

Xuân Hưng