Kết thúc phiên thảo luận ở hội trường sáng nay, 30/10 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020. Nhiều ý kiến thẳng thắn của các vị đại biểu đã chỉ rõ những tồn tại của nền kinh tế

Không để đời sau mang gánh nặng

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Thanh Hải

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) cho rằng các khoản thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí và doanh nghiệp còn thấp, chưa phản ánh đúng sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, sự phân bổ chi ngân sách nhà nước ở một số địa phương chưa đúng quy định, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư vẫn diễn ra.

Do đó, ông đề nghị Chính phủ quan tâm nghiên cứu các nguyên nhân cụ thể để sớm tìm ra giải pháp khắc phục.

Đồng thời, các vấn đề liên quan đến giao dịch bất động sản như phát triển nhà ở cho người lao động thu nhập thấp hay đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, giải quyết quyền lợi giữa các bên chủ đầu tư, nhà thầu và người dân cũng được đại biểu nêu lên trước Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải còn bày tỏ quan ngại trước tình trạng đầu cơ, thổi giá tại một số tỉnh, thành trọng điểm, gây nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế theo hiệu ứng domino như trước đây. Ngoài ra, vấn đề nhức nhối về thiếu nước sạch trong sinh hoạt, thực trạng quá tải trong khai thác nước ngầm cũng được ông nhắc đến. “Cần tránh tình trạng đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, ông chia sẻ.

Vấn đề giải ngân vốn đầu tư chậm "biết rồi nói mãi"

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Quốc Hận

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng vấn đề giải ngân vốn đầu tư chậm, chậm xây dựng các công trình trọng điểm là điệp khúc “biết rồi nói mãi”. Ông nhấn mạnh năm nào Chính phủ cũng nêu vấn đề này vào hạn chế yếu kém.

“Tôi thấy lạ là càng khắc phục thì kết quả càng tồi tệ hơn”, ông nói.

Đại biểu Hận đặt câu hỏi phải chăng chậm đầu tư công là do thắt chặt thủ tục đầu tư, do công khai minh bạch, do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt và đề nghị Chính phủ làm rõ.

“Đầu tư công chậm phải chăng là do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt làm mất động lực của các chủ đầu tư, hay chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia, hay còn những nguy cơ gì khác? Điều này cần làm Chính phủ quan tâm làm rõ, không để có dư luận không hay, không tốt cho đầu tư công?”, ông nói.

Đừng để người dân phải chịu trách nhiệm vì sự tắc trách của chính quyền

leftcenterrightdel
Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) chỉ ra nguyên nhân bất cập trong việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật. Theo đó, tinh thần kiến tạo, đổi mới của Chính phủ chưa được đề cao, còn các cơ quan, tổ chức thì đùn đẩy trách nhiệm. Tình trạng thiếu chặt chẽ trong quản lý nhà nước cũng dẫn đến nhiều hệ lụy, tiêu biểu là các sự việc như vi phạm của Công ty Alibaba, vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

“Đừng để người dân phải chịu trách nhiệm vì sự tắc trách của chính quyền”, ông Hiền nói.

Ngoài ra, ông cũng lưu tâm đến vấn đề tách nhập, thay đổi mô hình ở địa phương diễn ra liên tục nhưng chưa hiệu quả trong thời gian qua. Vị này bày tỏ mong muốn Chính phủ tập trung xử lý, nghiên cứu giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực, địa phương./.

Xuân Hưng