Về đối tượng dự thi, Thể lệ nêu rõ: Thí sinh dự thi là Kiểm sát viên đang công tác trong ngành Kiểm sát, gồm: VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, khu vực.

Thành viên Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Giám khảo Cuộc thi và Tổ giúp việc cho các Ban không tham gia thi.

Về các đội tham dự: Mỗi Đội thi gồm 3 người. Các đội cử 1 người là đội trưởng; các thành viên trong đội bàn bạc tập thể, đội trưởng là người quyết định cuối cùng.

Các đội tham gia thi tự chuẩn bị máy tính xách tay, cài đặt sẵn các phần mềm tại mục 3 Điều này để thao tác xây dựng sơ đồ tư duy và 1 USB để lưu bài dự thi (có dán tên đơn vị dự thi).

Người dự thi mặc trang phục kiểm sát theo quy định; tuân thủ nghiêm túc quy định, kế hoạch của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi.

Ban giám khảo: Vòng Chung khảo: Hội đồng chấm thi là 3 người, chia làm 3 hoặc 4 Hội đồng chấm thi. Vòng Chung kết: Hội đồng chấm thi là 5 người.

Bài dự thi: Bài dự thi trình bày rõ ràng, sử dụng định dạng chữ Times New Roman, kích cỡ 14; ứng dụng phần mềm phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung đề thi.

Ngôn ngữ thuyết trình bằng tiếng Việt, đơn giản, thông dụng, dễ hiểu, không sử dụng ngôn ngữ địa phương.

Phần mềm sử dụng để vẽ sơ đồ tư duy là: Xmind, PowerPoint và Draw.io.

leftcenterrightdel
 VKSND thực hiện báo cáo án bằng sơ đồ tư duy. (Ảnh minh hoạ)

Nội dung thi: Đề thi là một vụ án về lĩnh vực hình sự, đã có hiệu lực pháp luật, thi hành án xong và được mã hóa.

Bài dự thi là báo cáo đề xuất giải quyết trong giai đoạn truy tố bằng sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản của vụ án, logic, khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, trình bày đẹp mắt, sáng tạo.

Hình thức thi: Vòng sơ khảo, vòng chung khảo: Hình thức thi trực tiếp.

Vòng chung kết: Hình thức thi trực tiếp, truyền hình trực tuyến phần trình bày của các đội thi đến tất cả các điểm cầu ngành Kiểm sát nhân dân.

Về cách thức thi: Các đội thi trải qua 2 phần thi, gồm: Phần 1. Xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy.

Trước khi bắt đầu các vòng thi 15 phút, đại diện đội thi sẽ bốc thăm để chọn 1 đề thi, sau đó Tổ giúp việc sẽ copy đề thi vào USB, phát cho các đội thi.

Các đội thi nghiên cứu chung 1 đề thi, độc lập viết Báo cáo án, xây dựng sơ đồ tư duy trong thời gian 240 phút (4 tiếng).

Sau khi hoàn thành bài thi, các đội thi lưu trữ Sơ đồ tư duy và Báo cáo án vào USB (Bài dự thi ghi rõ: Đơn vị, họ tên thí sinh tham gia dự thi) nộp cho Tổ giúp việc coi thi ngay khi kết thúc thời gian làm bài, sẽ niêm phong bài thi và chuyển cho Ban Giám khảo.

Phần 2. Thuyết trình: Các đội thi bốc thăm theo thứ tự. Lần lượt các đội thi cử 1 thành viên lên thuyết trình, 1 thành viên hỗ trợ kỹ thuật; nội dung thuyết trình là Sơ đồ tư duy, Báo cáo án đã làm và lưu trữ trong USB nộp cho Ban Giám khảo.

Mỗi đội thi có tối đa 15 phút thuyết trình báo cáo và 10 phút trả lời các câu hỏi của Ban Giám khảo.

Người thuyết trình phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, thể hiện phong thái tự tin, bản lĩnh, thuyết phục.

Về tiêu chí đạt giải: Từng thành viên Giám khảo chấm điểm độc lập theo thang điểm. Tổng điểm của mỗi đội được tính từ cao xuống thấp để chọn ra các đội đạt giải theo quy định.

Cơ cấu giải thưởng: Vòng chung khảo: 1 giải Nhất: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 1 giải Nhì: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 1 giải Ba: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 5 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt.

Vòng Chung kết: 1 giải Nhất: Cúp, Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 1 giải Nhì: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 2 giải Ba: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt; 5 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận đạt giải, hoa và phần thưởng tiền mặt.

Căn cứ kết quả Cuộc thi, Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen cho các đội đạt giải Nhất, Nhì, Ba của Vòng Chung kết.

Ngoài ra, Thể lệ còn quy định về việc không công nhận kết quả, giải quyết khiếu nại, tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.

Xem toàn văn Thể lệ tại đâythe-le.pdf

P.V