Ngay từ khai mạc Chung kết Cuộc thi, hình ảnh thành viên 12 đội thi xuất hiện trên màn hình lớn của hội trường đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt đông đảo các đại biểu, các cổ động viên tham dự.

Những tràng pháo tay cùng băng rôn cổ vũ dưới hội trường như những “liều thuốc tinh thần” tiếp sức 12 đội thi bước vào các phần thi ngay sau khai mạc Cuộc thi.

leftcenterrightdel
 Cổ động viên cổ vũ, động viên nhiệt tình các đội thi.

Cũng chính Cuộc thi, là diễn đàn nghiệp vụ thiết thực để các cổ động viên, những người dự khán được học tập trực tiếp, thu nạp những kiến thức bổ ích về kỹ năng ứng dụng CNTT, học hỏi cách thức xây dựng sơ đồ tư duy trong báo cáo án hình sự. Không những thế, Cuộc thi được truyền hình trực tuyến đến hơn 800 điểm cầu trên cả nước, là dịp để cán bộ, công chức trong toàn Ngành được tập huấn trực tiếp công tác báo cáo án bằng sơ đồ tư duy, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm sát.

Đồng chí Lê Văn Linh – Kiểm sát viên VKS quân sự Quân khu 5 đã trực tiếp theo dõi chăm chú các phần thi Chung kết cho biết: “Tôi đến đây mang màu áo của VKS quân sự, vừa để cổ vũ cho đội VKS quân sự Quân khu 3 và Quân khu 9, vừa để theo dõi, học hỏi thêm các kiến thức, kĩ năng từ cuộc thi báo cáo án bằng sơ đồ tư duy”.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Văn Linh – Kiểm sát viên VKS quân sự Quân khu 5  (ngoài cùng bên trái).

Nhận xét chung về Chung kết Cuộc thi, KSV mang màu áo lính này cho biết: Công tác tổ chức của Ban Tổ chức rất chu đáo, kỹ lưỡng từ khâu tiếp đón các đoàn và thiết bị kĩ thuật, thiết bị hoành tráng, đặc biệt màn hình led phục vụ, hỗ trợ cho các đội hoàn thành bài thi của mình. Các công tác kiểm tra kĩ thuật đảm bảo sự công bằng trong cuộc thi, giúp các đội phát huy được hết khả năng của mình. Các phần mềm sử dụng có bản quyền, việc trình chiếu link thể hiện nội dung vụ án theo ý đồ của người sử dụng rất tốt, đã có sự rút kinh nghiệm trong cuộc thi Cụm vừa rồi. 

“Từ Cuộc thi tôi thấy các đội rất mạnh và giỏi, rất nhiều Kiểm sát viên sơ cấp, nhưng tôi thấy dày dặn kinh nghiệm, thuyết trình bản lĩnh; nắm vững công nghệ, trình bày sơ đồ tư duy báo cáo án rất sáng tạo, có tư duy riêng, có cách riêng để thể hiện bằng sơ đồ cô đọng, chắt lọc nội dung, giúp người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt tình tiết vụ án. Đây là điều quan trọng và ý nghĩa nhất thông qua Cuộc thi mà bản thân tôi học hỏi được. Đặc biệt tôi rất ấn tượng các nữ Kiểm sát viên. Họ vừa nắm chắc hồ sơ vụ án, vừa phối hợp nhịp nhàng với đồng đội hỗ trợ kĩ thuật, thuyết trình đầy tự tin, bản lĩnh: - Đồng chí Lê Văn Linh – Kiểm sát viên VKS quân sự Quân khu 5 cho biết.

KSV Võ Thị Trúc Lâm – Phó Viện trưởng VKSND quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) cũng phấn khởi cho biết: Là CĐV đội chủ nhà, bản thân tôi và đồng nghiệp rất vui mừng trước sự kiện lớn của Ngành được tổ chức tại Đà Nẵng. Đây là dịp để tôi và đồng nghiệp Đà Nẵng được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp trên khắp cả nước, nhằm thắt chặt tình đoàn kết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là trong việc ứng dụng CNTT, chuyển động số vào nghề nghiệp.

leftcenterrightdel
 KSV Võ Thị Trúc Lâm – Phó Viện trưởng VKSND quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng).

"Cuộc thi thực sự có ý nghĩa, là dịp để chúng tôi được học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm hay trong xây dựng sơ đồ tư duy, báo cáo án bằng sơ đồ tư duy... Quá trình theo dõi, tôi thấy mỗi đội có những thế mạnh và những cái hay riêng. Qua cuộc thi mình cũng ôn lại kiến thức, các kiến thức áp dụng pháp luật, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong quá trình giải quyết án toàn diện hơn. Thông qua cuộc thi nhắc lại mình nhớ về các vấn đề liên quan cấm xuất nhập cảnh hay vấn đề về thu hồi tài sản” – KSV Võ Thị Trúc Lâm cho biết và nói thêm: Thông qua Cuộc thi, đã học hỏi được phong thái báo cáo án, mỗi vùng miền có cái hay và cái nhược.

“Quá trình thi, Ban Giám khảo đã đặt ra những câu hỏi hay. Chúng ta đặt mình ở vị trí người nghe chứ không phải người nói, và những vấn đề nào lãnh đạo quan tâm… Nên với vai trò là Kiểm sát viên mình sẽ nhớ để áp dụng trong quá trình giải quyết án sau này của mình được tốt hơn." – KSV Trúc Lâm nhận định.

leftcenterrightdel
 Lực lượng cổ động viên đông đảo là "liều thuốc tinh thần" dành cho các đội thi Chung kết.

Đặc biệt dưới hội trường cổ vũ cho các đội thi, có rất nhiều bạn trẻ đến từ trường Đại học Duy Tân, Đại học Kiểm sát Hà Nội. Các bạn trẻ xem những buổi thi là một buổi lên lớp hữu ích, được truyền đạt, diễn giải bởi các “giảng viên” đứng lớp là những cán bộ đang công tác trong ngành Kiểm sát. Nhất là phần các thành viên Ban Giám khảo đặt câu hỏi, chất vấn các đội thi trong việc nắm bắt nội dung, tình tiết vụ án, cách thức xây dựng, trình bày báo cáo án bằng sơ đồ tư duy...

Sinh viên Nguyễn Thị Minh Ngọc (Lớp K10A - Đại học Kiểm sát Hà Nội), là CĐV tích cực của đội VKSND TP Hà Nội cho biết: “Cuộc thi thực sự có ý nghĩa; là định hướng trọng tâm, đột phá của ngành Kiểm sát có tính ứng dụng cao. Ngoài việc chú trọng học tập tốt các môn học tại trường Kiểm sát, bản thân em cũng muốn tìm hiểu, học tập trước về ứng dụng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy thông qua Cuộc thi. Vừa để phục vụ cho việc học tập tốt tại trường, cũng như phục vụ tốt cho công việc của mình sau khi ra trường”.

leftcenterrightdel
 Sinh viên Nguyễn Thị Minh Ngọc (Lớp K10A - Đại học Kiểm sát Hà Nội).

“Thông qua cuộc thi, được nghe các phần trình bày thuyết trình của các đội, chúng em tiếp thu, học hỏi được nhiều kiến thức về cách giải quyết vụ án, kĩ năng thuyết trình. Nhất là tiếp cận được việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống hóa hồ sơ vụ án; ứng dụng chuyển đổi số vào giải quyết các vụ án hình sự, dân sự.” – Sinh viên Nguyễn Thị Minh Ngọc nói.

Một số hình ảnh cổ động viên chăm chú theo dõi, cổ vũ Cuộc thi:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 

 

Nhóm PV Miền Trung