Theo công văn số 779/VKSTC-V1, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác năm 2021 của ngành Kiểm sát nhân dân, Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 5/1/2021 về công tác trọng tâm năm 2021 của VKSND tối cao; trong đó, giao Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh VKSND tối cao (Vụ 1) tiếp tục thực hiện Chuyên đề nghiệp vụ “Thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố”.

Để đánh giá đúng thực trạng công tác này của toàn Ngành, phục vụ kịp thời báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội, VKSND tối cao (Vụ 1) đề nghị các đơn vị chỉ đạo nghiên cứu kỹ mẫu báo cáo và 9 phụ lục kèm theo công văn để xây dựng báo cáo định kỳ về thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam năm 2021. 

VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số liệu của 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện), gửi về VKSND tối cao (Vụ 1). 

Cụ thể, báo cáo phục vụ sơ kết, tổng kết của Ngành: Báo cáo 6 tháng (từ 1/12/2020 đến 20/5/2021), gửi trước ngày 25/5/2021; báo cáo 12 tháng (từ 1/12/2020 đến 20/11/2021), gửi trước ngày 25/11/2021.

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên VKSND TP Bắc Ninh lấy lời khai Nguyễn Văn Sướng, đối tượng cầm súng đe dọa tài xế lái xe ngày 5/9/2020. (Ảnh minh hoạ - VKS Bắc Ninh)

Báo cáo phục vụ báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội: Báo cáo 6 tháng (từ 1/10/2020 đến 20/3/2021), gửi trước ngày 25/3/2021; báo cáo 9 tháng (từ 1/10/2020 đến 20/6/2021), gửi trước ngày 25/6/2021; báo cáo 12 tháng (từ 1/10/2020 đến 20/9/2021), gửi trước ngày 25/9/2021.

Cũng theo VKSND tối cao (Vụ 1), qua theo dõi việc thực hiện chuyên đề năm 2020 thấy một số VKSND địa phương thực hiện chưa nghiêm túc theo yêu cầu của VKSND tối cao, như: Báo cáo gửi không đúng thời hạn, có trường hợp thống kê, lập danh sách bị trùng lặp đối với các trường hợp trả tự do, không xử lý hình sự..., dẫn đến việc tổng hợp, đánh giá không chính xác số liệu của toàn Ngành. 

Do vậy, VKSND tối cao (Vụ 1) đề nghị các đơn vị chỉ đạo thực hiện việc báo cáo, thống kê kịp thời, chính xác. Báo cáo định kỳ gửi về VKSND tối cao (Vụ 1) kèm theo thông tin, số điện thoại của cá nhân được phân công thực hiện chuyên đề để liên hệ khi cần thiết. 

Theo đề cương, việc báo cáo gồm số liệu các nội dung: Bắt (khẩn cấp, quả tang, truy nã, tự thú, đầu thú); tạm giữ, gia hạn tạm giữ; bắt tạm giam, tạm giam; tổng hợp chung.

Trong đánh giá ưu điểm và nguyên nhân, cần tập trung vào các nội dung gồm: Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành (số liệu về kiến nghị, kháng nghị) yêu cầu CQĐT các cấp khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam và việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Đã ban hành (số liệu về thông báo rút kinh nghiệm) trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Đánh giá ưu điểm của CQĐT trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, tập trung vào các nội dung: Việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động này; quan hệ phối hợp với VKS trong công tác này. 

Nội dung đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, tập trung vào các nội dung: Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; việc phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam; việc VKS yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; quan hệ phối hợp với CQĐT trong việc thực hiện công tác này;… việc ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm trong công tác này.

Đồng thời, đánh giá tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đối với các trường hợp trả tự do không xử lý hình sự phải xác định rõ trách nhiệm cụ thể của CQĐT/VKS hay trách nhiệm liên đới của CQĐT và VKS.

P.V