Giúp đồng bào Chứt, Rục tránh được nguy cơ diệt vong

Có thể khẳng định, người Chứt là 1 trong những dân tộc có số lượng người ít nhất Việt Nam. Như tại Hà Tĩnh, khoảng năm 1990 Bộ đội Biên phòng phát hiện nhóm nhỏ người Chứt sống trong hang đá, trong rừng sâu giáp biên, đếm vẻn vẹn có mấy chục người, ốm đau, bệnh tật. Nhóm người này sống đời sống nguyên thủy, không có họ, không nhớ tuổi, sống tách biệt với thế giới bên ngoài, với bao hủ tục lạc hậu.

Quyết tâm chính trị được đưa ra, “gom” người Chứt lại, đưa về chân núi Kà Đay để dựng nhà, lập bản, trước để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập với xã hội bên ngoài, sau nữa chính là để bảo tồn, phát triển người Chứt. Muốn như vậy, phải có cán bộ cắm bản, Bộ đội Biên phòng cắm bản, thành lập các tổ chức chính trị, xã hội. Trong đó, phát triển Đảng viên, tổ chức Đảng cơ sở là “mệnh lệnh chính trị”.

leftcenterrightdel
 Một góc bản mới Rào Tre (Hương Liên - Hương Khê - Hà Tĩnh).

Vượt qua bao khó khăn, vất vả, để rồi đến nay sau hơn 30 năm, người Chứt ở bản Rào Tre được mang họ Bác Hồ, đã phát triển thành 47 hộ với 158 nhân khẩu, có Chi bộ Đảng với 9 Đảng viên người Chứt, có các tổ chức chính trị, xã hội khác như Mặt trận, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…

Theo báo cáo của Đảng ủy xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), đến nay 100% người Chứt ở Rào Tre có nhà ở kiên cố, 100% hộ gia đình biết trồng cây, cấy lúa, làm vườn, làm lâm nghiệp; 100% hộ dân ở đây được sử dụng nước sạch. Các hạ tầng khác như điện, đường, trường, trạm đầy đủ.

leftcenterrightdel
 Một lễ ăn hỏi của người đồng bào dân tộc Chứt (Ảnh tư liệu).

Với người Rục ở Quảng Bình, sau khi được phát hiện trong năm 1960, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đặc biệt, dành 1 vùng thung lũng rộng lớn, đất đai màu mỡ để dựng nhà, lập bản ở vùng đệm Phong Nha – Kẻ Bàng, hình thành cả Hợp tác xã mang tên Hợp Hòa để giúp đỡ bà con người Rục nơi đây làm quen với lao động sản xuất.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Minh Hóa, ông Đinh Duy Lân: “Quán triệt và thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Bình và Huyện ủy Minh Hóa trong thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức Đảng, bồi dưỡng phát triển Đảng viên người đồng bào, làm hạt nhân nòng cốt để tuyên truyền, vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con người Rục, là cầu nối giữa “ý Đảng” đến với “lòng dân” . 

Nhưng chiến tranh, dịch bệnh, cùng với thói quen “săn bắt, hái lượm”, nhớ núi nhớ rừng… người Rục ở Quảng Bình nhiều lần bỏ nhà, bỏ bản trốn vào rừng. Cấp ủy, chính quyền và Bộ đội Biên phòng nơi đây lại phải nhiều lần phối hợp, cùng nhau vận động từng người Rục ra khỏi rừng, về với “ánh sáng văn minh”.

Từ đây, vùng đồng bào người Rục đã nhận được nhiều chương trình đầu tư của Nhà nước, thụ hưởng nhiều chính sách phát triển của Đảng. Điển hình, từ năm 1990, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống, đời sống văn hoá – xã hội cho đồng bào khu vực này.

leftcenterrightdel
 Người Rục ở Quảng Bình đã có nhà cửa khang trang, "điện, đường, trường, trạm" đầy đủ.

Bên cạnh việc xây dựng hạ tầng “điện, đường, trường, trạm”, các dự án nhằm vận động, hướng dẫn người Rục thay đổi phương thức lao động, sản xuất cũng ra đời, từ trồng lúa nước, đến chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Kết quả, từ hơn 30 người được Bộ đội phát hiện trong rừng sâu, đến này đồng bào Rục tại Quảng Bình đã có 229 hộ với 977 khẩu, với 19 Đảng viên người đồng bào sinh hoạt tại 3 Chi bộ Đảng tại 3 bản Mò O Ồ Ồ, bản Ón và bản Yên Hợp, thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa.

leftcenterrightdel
 Ông Đinh Thanh Văn – Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

“Có được kết quả này, là nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát triển người đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp ủy địa phương, cơ quan chức năng nơi đây vận dụng và thực hiện có hiệu quả. Nhất là sự kiên nhẫn, mềm dẻo theo kiểu “mưa dầm thấm đất” của lực lượng nòng cốt là cán bộ cắm bản, Đảng viên trưởng thành từ quần chúng trong bản, đã góp phần giúp bà con thay đổi nhận thức, tuân thủ đi theo “ánh sáng và niềm tin của Đảng” – Ông Đinh Thanh Văn, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết.

Những đề án mang ánh sáng, niềm tin của Đảng đến với đồng bào

 Hiện bản Rào Tre (dân tộc Chứt - Hà Tĩnh) có 1 nhà Văn hóa được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 6 tỉ đồng. Đến nay, đã xây dựng mới được 20 nhà ở (mỗi nhà được chính quyền địa phương hỗ trợ 120 triệu đồng); sửa chữa 17 nhà, trị giá 2,1 tỉ đồng. Riêng trong năm 2022, đã xây dựng điểm trường mầm non và xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng mức đầu tư gần 4 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện tại 100% đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa. Ngoài ra, đã hỗ trợ cho đồng bào xây dựng mô hình cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ giống chăn nuôi gần 1 tỉ đồng.

Ngay từ năm 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt. Đây là đề án kịp thời, thiết thực và có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, từng bước xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giảm sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với trong vùng và trên địa bàn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đặc biệt, trước khi có Đề án này, từ năm 2010 giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đã phối hợp thực hiện Đề án phát triển đồng bào Chứt. Một nội dung đáng chú ý trong Đề án này là hỗ trợ cho các cặp vợ chồng kết hôn giữa người Chứt với người dân tộc khác, cũng như tạo điều kiện giao lưu, kết nối hôn nhân giữa người Chứt với người “ngoại tộc”. Đây chính là điểm mấu chốt nhằm tuyên truyền, động viên bà con xóa bỏ hủ tục hôn nhân cận huyết, cũng nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính trong cộng đồng người Chứt, bảo tồn sự phát triển bền vững của tộc người này.

"Dự kiến thời gian tới, sẽ có một con đường được mở từ đây (bản Rào Tre - Hà Tĩnh) sang Quảng Bình, để tạo điều kiện cho dân tộc Chứt ở 2 địa phương giao lưu, kết nối tình cảm, giảm nguy cơ hôn nhân cận huyết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của người đồng bào Chứt ở 2 địa phương" - Trung tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng Tổ biên phòng cắm bản Rào Tre cho biết 

leftcenterrightdel
 Một đám cưới người Chứt ở bản Rào Tre (Hà Tĩnh). Ảnh tư liệu.

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số được Quảng Bình, Hà Tĩnh triển khai, áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực, trong đó nòng nốt hạt nhân tại cơ sở chính là các Đảng viên người đồng bào, trong đó có những điển hình mà Báo Bảo vệ pháp luật đã khắc họa ở những kỳ trước.

Có thể kể ra đây Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 của Chính phủ (năm 2016). Đối tượng hưởng lợi của đề án này là 16 dân tộc rất ít người khác nhau (các dân tộc dưới 10.000 người), trong đó có dân tộc Chứt. Mục tiêu của Đề án là nhằm duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc rất ít người, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.

leftcenterrightdel
 Người đồng bào Chứt vui Tết cổ truyền của dân tộc mình.

Mới đây, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa…

Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ đến văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh quyết tâm: “Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số... Quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số”.


leftcenterrightdel

 Một số nét về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong đồng bào

dân tộc thiểu số ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Muốn làm tốt điều đó, ngoài quyết tâm chính trị, hành động quyết liệt của các cấp ủy Đảng, còn là trách nhiệm của Đảng viên, nhất là Đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Mọi công việc của Đảng đều do Đảng viên làm. Mọi nghị quyết của Đảng đều do Đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do Đảng viên mà thấu đến quần chúng. Theo đó, Đảng viên là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của tổ chức Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là “sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.

Từ đó có thể thấy công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng ưu tú đồng bào  dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong việc bảo tồn, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

leftcenterrightdel
 Hai đảng viên tuyên thệ tại lễ kết nạp. 

Ông Nguyễn Xuân Hải – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết: "Phát triển Đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nội dung cụ thể hoá chủ trương của Đảng. Làm tốt công tác phát triển Đảng viên, nhất là Đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ góp phần củng cố hệ thống chính trị ở địa bàn biên giới, mà còn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân". 

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này, bằng sự ghi nhận của nữ Đảng viên Hồ Thị Kiên – Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Rào Tre (Hà Tĩnh): “Thay mặt bà con dân bản, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương đã luôn quan tâm, giúp đỡ bà con chúng tôi, cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhất là đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tộc chúng tôi được vào Đảng, được làm nhiệm vụ của tổ chức Đảng giao. Với trách nhiệm Đảng viên, Trưởng bản, tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để chăm lo cho bà con dân bản, vận động bà con dân bản sống và làm việc theo đường lối, chủ trưởng của Đảng, Nhà nước, xứng đáng là người dân tộc được mang họ Bác Hồ”.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Kim Tú – Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Hương Khê (Hà Tĩnh).

 “Ban Thường vụ Huyện ủy hàng năm đã xây dựng kế hoạch phát triển Đảng viên chung cho toàn Đảng bộ huyện, đến 39 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó tập trung những giải pháp để phát triển Đảng viên ở vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt ở huyện có vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hương Liên (bản Rào Tre), Hương Vĩnh (bản Giàng), hiện nay đã thành lập được Chi bộ Đảng. Trên nền tảng Chi bộ đó, hàng năm theo dõi những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, phát triển Đảng. Sắp tới, chúng tôi sẽ tăng cường tấp huấn kỹ năng công tác Đảng cho các đảng viên đồng bào, nhất là kỹ năng sinh hoạt, thảo luận vấn đề và đầu tư cơ sở vật chất để chi bộ phát triển tốt hơn”.

Ông Trần An Chung – Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa (Minh Hóa – Quảng Bình): Đảng viên phát huy được vai trò, trách nhiệm tiên phong của mình

leftcenterrightdel
 

"Thời gian trước đây, tập quán của bà con đồng bào Rục là sinh sống dựa vào rừng, có trường hợp khai thác rừng trái phép. Nhưng những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật cho bà con được tổ chức thường xuyên, cũng như có vai trò nòng cốt tuyên truyền, đi đầu, gương mẫu của các Đảng viên người đồng bào, nên vi phạm pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây hầu như không có. Có được kết quả này, ngoài hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, cũng như lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra các khu vực trọng điểm dễ xảy ra phá rừng, thì các Chi bộ Đảng, nòng cốt là các Đảng viên người đồng bào đã thường xuyên tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con dân bản biết phá rừng, khai thác rừng trái phép là vi phạm pháp luật. Nhất là các Tổ xung kích quản lý, bảo vệ rừng ở các bản, do các Đảng viên người đồng bào làm Tổ trưởng, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm tiên phong và hiệu quả của mình".

Từ năm 1990, nhằm bảo tồn và phát triển vùng đồng bào người Rục ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình), Đảng và Nhà nước đã tiến hành đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống, đời sống văn hoá – xã hội cho đồng bào khu vực này. Năm 2002, Chương trình 135 về xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án khác, vùng người Rục ở xã Thượng Hóa đã được đầu tư hơn 20 tỉ đồng, tiêu biểu như các công trình đường vào bản Ón, trị giá 12,7 tỉ đồng; hệ thống cấp điện bản Yên Hợp - Mò O Ồ Ồ, trị giá 2,6 tỉ đồng, trạm y tế trị giá hơn 1,3 tỉ đồng, dự án đầu tư về thủy lợi Rục Làn 4,4 tỉ đồng…Bên cạnh những chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm thì Đảng và Nhà nước cũng triển khai thực hiện các dự án nhằm vận động, hướng dẫn người Rục thay đổi hoạt động sinh kế, với các chương trình hỗ trợ về cây trồng và vật nuôi, tập huấn kỹ thuật sản xuất....  

 

Hoàng Long - Bùi Tiến