BHXH và BHYT là trụ cột của chính sách An sinh xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghi quyết số 28, Trung ương 7, Khóa XII đã đượcTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 25/5/2018, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của BHXH và BHYT, đã và đang đóng góp vào sự phát triển và hội nhập của đất nước ta hiện nay. Báo chí truyền thông đã và đang là kênh thông tin chủ đạo, chính thống, chuyển tải chính sách BHXH và BHYT đến với từng Bộ, Ban ngành, địa phương, doanh nghiệp... cho tới từng hộ dân.

Nhân Nghị quyết 28 được ban hành (25/5), cũng cận kề Kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6). BHXH Viê%3ḅt Nam đã tổ chức Hô%3ḅi nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT tháng 6/2020 dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh.

BHXH Việt Nam xác định công tác thông tin, truyền thông luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết:

Trong suốt thời gian qua, “Sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng đưa chủ trương, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đi vào cuộc sống, giúp hàng triệu người dân, người lao động được bảo đảm về an sinh xã hội, phòng tránh, khắc phục những rủi ro do tai nạn, bệnh tật”.

leftcenterrightdel
 Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh
BHXH Việt Nam luôn coi trọng công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Là người phụ trách truyền thông của Ngành, trước hết, phải nói: để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam xác định công tác thông tin, truyền thông luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Trong đó, việc phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí được đặc biệt coi trọng, ngày càng có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tin, bài, chương trình... về BHXH, BHYT ngày càng được các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm, tăng cường cả về thời lượng, nội dung, hình thức. Qua đó, tạo nên “bức tranh” truyền thông về BHXH, BHYT nhiều mầu sắc, hấp dẫn, có điểm nhấn thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Những thông tin về lợi ích, sự ưu việt, thay đổi trong chính sách BHXH, BHYT được đăng tải, cập nhật kịp thời giúp người dân, người lao động, người sử dụng lao động chuyển biến trong nhận thức, tạo được sự đồng thuận, tích cực tham gia, thụ hưởng các chính sách.

Bên cạnh đó, báo chí cũng trở thành “kênh” thông tin quan trọng trong việc phát hiện, cảnh tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT và phòng chống tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT. Thông qua các bài viết, phóng sự phản ánh về tình hình trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, thu gom sổ BHXH, lợi dụng, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT, quỹ ốm đau, thai sản, ... đã giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin để xử lý kịp thời và mang lại hiệu ứng tích cực trong việc tổ chức, thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT; đồng thời, nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của BHXH Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, người lao động.

Nhận thức là một quá trình, nhất là đối với những chính sách an sinh xã hội thường phải mất một thời gian để người dân hiểu, cảm nhận được đầy đủ những lợi ích thiết thực của chính sách đem lại. Trên thực tế, nhiều người dân chỉ hiểu đầy đủ lợi ích và tính nhân văn của chính sách an sinh xã hội khi thụ hưởng chính sách, khi không may ốm đau hay khi mất khả năng lao động. Vì vậy, để “rút ngắn” quá trình này, thay đổi nhận thức của người dân thì thông tin mang tính thường xuyên, liên tục, đổi mới, sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng.

Nhìn vào những kết quả, con số thống kê về công tác truyền thông BHXH, BHYT thời gian qua, chúng ta thấy các cơ quan thông tấn, báo chí đang làm tốt vai trò của mình. Lượng tin, bài, chương trình được đăng tải về lĩnh vực này tăng đều qua các năm. Các hình thức, thể loại truyền thông mới được áp dụng, xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng thị hiệu công chúng, tạo nên giá trị truyền thông cao hơn. Riêng năm 2019, theo thống kê của BHXH Việt Nam, toàn quốc đã có trên 13.000 tin, bài, phóng sự, toạ đàm, chuyên trang, chuyên mục, chương trình… bình quân mỗi ngày có từ 30 đến 50 tin, bài, từ chính sách đến tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN được đăng tải trên báo chí Trung ương, địa phương (tăng hơn 30% so với năm 2018).

Các cơ quan thông tấn, báo chí đã chú trọng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình chuyên biệt về BHXH, BHYT. Xu hướng truyền thông trực tuyến đang ngày phát triển và phổ biến hơn; hàng ngàn sự kiện  truyền thông dưới dưới dạng đồ họa (Infographic), Mega Story, Media clip, đối thoại, tòa đàm trực tuyến, clip tin tức, gameshows… đã được thực hiện công phu mang tính trực quan, dễ dàng tiếp nhận đối với độc giả đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác thông tin truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN.

Trong bối cảnh dịch COVID -19, thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, vai trò “cầu nối” của thông tin truyền thông giữa cơ quan BHXH với người dân lại càng nổi bật. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2020, đã có hơn 5.200 tin, bài phản ánh về các hoạt động của Ngành BHXH và tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN được đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí. Từ ngày 31/01 đến 15/4/2020, số tin bài trên báo chí truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã tăng mạnh so với thời gian trước. Trung bình một ngày là 66 tin, bài, tăng 120% so với những ngày chưa xuất hiện COVID -19 ở Việt Nam; ngày cao nhất lên tới 142 tin, bài…

Những con số trên cho thấy sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của các cơ quan thông tấn, báo chí đối với chính sách BHXH, BHYT trong mọi bối cảnh. Sự hỗ trợ đắc lực đó cùng sự vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương liên quan và sự quyết tâm, nỗ lực của Ngành BHXH, đến nay số người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT đều tăng so cùng kỳ năm 2019. Quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT được đảm bảo và phục vụ tốt hơn, kể cả trong giai đoạn cách ly xã hội.

BHXH Viê%3ḅt Nam sẽ có nhiều giải pháp nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, rõ ràng thông tin về chính sách BHXH, BHYT trong giai đoạn 2020 – 2025.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới công tác truyền thông BHXH giai đoạn 2020-2025 đã nêu rất cụ thể các giải pháp và Ngành BHXH có trách nhiệm tổ chức thực hiện có kết quả các giải pháp đã đề ra. Để báo chí thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác truyền thông về BHXH, BHYT thì việc được tiếp cận, cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng. Do đó, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì, thực hiện tốt hơn nữa Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất về chính sách BHXH, BHYT cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Ngoài cơ chế cung cấp thông tin định kỳ tại các cuộc họp, hội nghị, BHXH Việt Nam sẽ duy trì việc cung cấp thông tin bằng văn bản đến các cơ quan báo chí ngay khi có thông tin mới về chính sách, hay những hoạt động nổi bật của ngành.  BHXH Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tổ chức cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên được phân công theo dõi Ngành đi thực tế tại cơ sở để các bài viết phản ánh đầy đủ, đa chiều và sâu sắc hơn; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quan tâm về chính sách BHXH, BHYT của nhân dân cả nước.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo BHXH Việt Nam chúc mừng Trung tâm Truyền thông - đơn vị đầu mối phối hợp với các quan thông tấn, báo chí - nhân Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đồng thời, Chương trình tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách các cơ quan báo chí trong phạm vi cả nước cũng sẽ được BHXH Việt Nam duy trì hằng năm. Thực tế cho thấy, đây là cơ hội để các phóng viên chuyên trách được cập nhập, nâng cao kiến thức từ những chuyên gia đầu ngành thuộc các Bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội. Đây cũng là cơ hội để các phóng viên trong cùng lĩnh vực được chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, đóng góp ý kiến, qua đó nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về an sinh xã hội.

Bên cạnh công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, BHXH Việt Nam tiếp tục củng cố công tác truyền thông của nội bộ Ngành. BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức theo hướng đẩy mạnh truyền thông trên cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại thông minh, tin nhắn đa phương tiện và nội dung hướng tới nhu cầu cụ thể của từng cá nhân, từng nhóm đối tượng. Tiếp tục phát huy lợi thế những hình thức truyền thông đã khẳng định được thành công trong thực tiễn, như: hình thức đối thoại, tọa đàm; hội thi tìm hiểu chính sách BHXH, BHYT với công nhân, nông dân, phụ nữ, học sinh, sinh viên; tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn ở địa bàn đông dân cư. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách thông qua hệ thống Call Center; đổi mới công tác biên tập ấn phẩm truyền thông BHXH, BHYT, BHTN từ nội dung, ngôn ngữ đến hình thức theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo…

Nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Ngành BHXH, tôi trân trọng cám ơn và đánh giá cao những đóng góp tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT. Chúc các nhà báo, phóng viên, biên tập viên sức khỏe, thành công và tiếp tục dành sự quan tâm, phối hợp với BHXH Việt Nam để truyền thông về chính sách BHXH, BHYT ngày càng hiệu quả hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân.


Ngọc Anh.