Đền Nưa - am Tiên toạ lạc trên đỉnh ngàn Nưa, nay thuộc làng Cổ Định, xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Năm 225-248 Bà Triệu  đã lấy núi Nưa làm bản doanh của cuộc khởi, làm bàn đạp tiến đánh quân Ngô. Sau khi bà mất, người dân tưởng nhớ đã lập đền thờ khói hương và xem am Tiên, nơi Bà Triệu trú ngụ được bảo vệ và là “di tích thiêng” cho đến ngày nay. 

leftcenterrightdel
 

Nơi đây có giếng nước gọi là giếng Tiên gắn với nhiều huyền thoại kỳ bí vì giếng nước nằm trên đỉnh núi cao 580m so với mực nước biển nhưng nước trong veo, không bao giờ cạn, cứ múc lại đầy, nước mát trong. Năm 2009, Khu Di tích đền Nưa - am Tiên đã được Bộ VHTT-DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Trong khu vực của di tích có một huyệt khí thiêng hay gọi là huyết khí dương, theo cách gọi của các nhà phong thủy thì nơi đây là điểm hội tụ giao thoa của khí đất và trời (hay nơi mở cửa trời). Điểm huyệt thiêng được khoanh vùng rộng khoảng vài chục mét vuông, đó là Thiên - Địa – Nhân - Hợp - Nhất, 4 hướng đều có 4 bát hương, ở giữa là bát hương của thổ thần ứng với Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Nơi mở cửa trời ở đây là một trong 4 huyệt đạo lớn của quốc gia, ngoài Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh). 

leftcenterrightdel
8h sáng ngày 9 tháng Giêng Âm lịch lễ hội đền Nưa - am Tiên được tổ chức trang trọng
 
leftcenterrightdel
Du khách chờ "giờ tốt" mới được dâng hương ...đền Nưa

Đứng trên huyệt đạo có thể quan sát 4 phương, 8 hướng, nếu ngày không có mây thì du khách có thể ngắm biển đông. Từ địa lý đặc biệt này, nhiều vị lãnh đạo, doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng đã đến đây vãn cảnh và trồng cây lưu niệm. Hiện bên cạnh huyệt đạo có hàng trăm tấm bia đá ghi danh, chức vụ người trồng cây.  

leftcenterrightdel
Quy hoạch khu Huyệt thiêng núi Nưa 

Lễ hội chính đền Nưa - am Tiên được tổ chức từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Còn ngày 9 tháng Giêng Âm lịch là ngày “mở cửa trời”, vì thế,  ngày "mở cửa trời" được xem là ngày Đại lễ và cả tháng Giêng trở thành ngày hội, đã tu hút hàng ngàn lượt du khách về đây dâng hương và du Xuân núi Nưa . 

Để quản lý tốt hơn về môi trường, tránh mê tín dị đoan, mấy năm trở lại đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho UBND huyện Triệu Sơn quản lý lễ hội, vì vậy công tác bảo vệ an ninh trật tự tương đối đảm bảo.

Sau khi được công nhận di tích cấp quốc gia, khu di tích thiêng này đã được trùng tu nhiều lần, con đường dài khoảng 3km từ chân núi lên đề Nưa đã được bê tông đảm bảo 2 làn xe ô tô lên, xuống và có đường riêng cho người đi bộ. Khuông viên của huyệt đạo, những nơi cơ bản đã được cứng hóa, hệ thống quầy bán hàng mã, hàng ăn…đã được quy hoạch, đáp ứng cơ bản phục vụ du khách.

Phạm Ngọc