leftcenterrightdel
 Đoàn VKSND quận 3, TP.HCM tham quan tìm hiểu tại Hầm chứa vũ khí của BĐSG tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 nhân kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy (1968 - 2018)

Anh Trần Kiến Xương tâm sự, “Chúng tôi muốn mọi người được tìm hiểu về lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam theo cách sinh động và chân thực nhất”.

Xuất phát từ ý nghĩ đó, nhiều năm nay anh cùng các cộng sự của mình đã ngày đêm tìm kiếm các di vật, kỷ vật của Biệt động Sài Gòn; lần tìm gặp các nhân chứng lịch sử để nghe họ kể về quá trình hoạt động cách mạng của bản thân và đơn vị mình. Đến nay, họ đã sưu tầm được gần 10.000 tư liệu, hiện vật; phục dựng về nguyên bản hàng chục cơ sở cách mạng gắn liền với quá trình hoạt động của Biệt động Sài Gòn, xây dựng chúng thành các di tích, địa chỉ đỏ và kết nối chúng lại thành một Tour du lịch về Biệt động Sài Gòn thật độc đáo.

leftcenterrightdel
 Khách nước ngoài tham quan giao lưu với các nhân chứng lịch sử, nghe bà Đặng Thị Thiệp, nguyên chiến sĩ BĐSG, vợ AHLLVT Trần Văn Lai kể lại quá trình đào hầm, vận chuyển vũ khí về cất giấu tại nội thành Sài Gòn...

Từ khi chính thức mở tour “Du lịch về Biệt động Sài Gòn” đến nay, trung bình mỗi tháng có từ 10 tới 20 đoàn đến tham quan, tìm hiểu về lực lượng Biệt động Sài Gòn nói riêng và quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta nói chung.

Đặc biệt, thông qua tour du lịch này, không ít các chiến sỹ cách mạng đã được gặp lại những ân nhân, đồng đội của mình sau hàng chục năm mất liên lạc; đây còn là nơi những thế hệ con cháu những chiến sỹ Biệt động Sài Gòn tìm đến để tìm hiểu về quá trình hoạt động, những chiến công vẻ vang của cha ông mình và cũng là nơi để mọi người thấy được những cống hiến hy sinh của cha anh trong kháng chiến, hun đúc lòng yêu nước.

Từ đó biết trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình, sống có ích hơn cho gia đình, xã hội và cũng giúp cho bạn bè quốc tế có thể hiểu được lòng yêu nước nồng nàn, sự khéo léo, tinh thần tận tụy, hi sinh cao cả của người chiến sĩ Biệt động Sài Gòn nói riêng và quân dân Việt Nam nói chung.

leftcenterrightdel
 Anh Trần Kiến Xương đang bàn với cộng sự của mình là Võ Trọng Duy về phương án phục vụ sao cho thật tốt, chu đáo và ý nghĩa về tour BĐSG.

Anh Võ Trọng Duy, cộng sự của anh Trần Kiến Xương chia sẻ: “Trước đây, tôi và gia đình đơn giản chỉ biết có cha, ông từng hoạt động cách mạng và làm Biệt động Sài Gòn nhưng lại hoàn toàn không biết cụ thể là ông đã làm gì, hoạt động như thế nào, đã đóng góp gì cho cách mạng, cho đất nước…. Từ trăn trở đó tôi khao khát tìm hiểu nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu; được sự giúp đỡ của anh Trần Kiến Xương (Bình) và các ông, bà nguyên là Chiến sỹ Biệt động Sài Gòn, tôi dần biết được phần nào quá trình hoạt động cách mạng của ông tôi và không khỏi ngạc nhiên, lẫn tự hào".

"Ông Trần Văn Lai, cha anh Trần Kiến Xương được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ là vô cùng xứng đáng, thì với gia đình tôi, ông nội tôi cũng là một Anh hùng vì đã sớm giác ngộ và hoạt động cách mạng từ rất trẻ, bị địch bắt, tra tấn ở nhà tù Côn Đảo, “địa ngục trần gian” nhưng vẫn kiên định với lý tưởng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vẫn tiếp tục hoạt động, đóng góp tiền, lương thực, thuốc men cho các chiến sỹ cách mạng và nhất là đã dùng vỏ bọc Xã trưởng để cứu thoát hàng trăm chiến sỹ cách mạng của ta bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn nghi là Việt cộng, bắt đi.

"Giờ đây, Tour du lịch về Biệt động Sài Gòn đã mở, các bạn trẻ như tôi sẽ có nơi để tìm hiểu về lịch sử của gia đình mình, tin chắc rằng các bạn cũng sẽ ngạc nhiên và tự hào lắm. Các điểm tham quan thì luôn mở cửa, những nhân chứng lịch sử thì luôn chờ để giao lưu và kể cho các bạn nghe những câu chuyện thật thú vị, nhưng họ không thể chờ mãi được đâu, đừng để họ chờ lâu, đừng bắt đầu khi đã quá muộn nhé!”.

leftcenterrightdel
 Bà Vũ Minh Nghĩa (mặc áo hoa), nữ chiến sĩ BĐSG trò chuyện cùng đoàn nữ kháng chiến tỉnh Bình Dương tại Di tích Hầm nổi và hộp thư bí mật của BĐSG

Ngoài tham quan các di tích, đến với Tour Biệt động Sài Gòn, du khách còn được giao lưu với các nhân chứng lịch sử; trong ảnh là bà Đặng Thị Thiệp, nguyên chiến sỹ BĐSG, vợ ông Trần Văn Lai kể lại quá trình đào hầm, vận chuyển vũ khí về cất giấu tại nội thành Sài Gòn và nghe bà Vũ Minh Nghĩa và ông Phan Văn Hôn, 2 chiến sỹ BĐSG trực tiếp tham gia trận đánh Dinh Độc Lập kể về trận đánh lịch sử.

leftcenterrightdel
 Đoàn cựu chiến binh đặc công đường 9 Nam Lào tham quan Di tích quán Nhan Hương, cơ sở BĐSG tại Thảo Cầm Viên

"Có thể còn quá sớm để nói về thành công hay thất bại của Tour du lịch về Biệt động Sài Gòn, nhưng không thể phủ nhận đây là ý tưởng chưa từng có tiền lệ ở nước ta, buộc người ta phải suy nghĩ lại về cách quản lý, khai thác các bảo tàng, các Di tích lịch sử ở Việt Nam bấy lâu nay.

Chúng tôi tin rằng, với sự quyết tâm và những lý tưởng tươi đẹp của mình, các hậu duệ Biệt động Sài Gòn anh hùng này sẽ tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm được nhiều điều bí ẩn về lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại và tiếp tục kể cho chúng ta nghe những câu chuyện lịch sử thật chân thực và sinh động theo cách mới lạ và hấp dẫn nhất"- anh Trần Kiến Xương chia sẻ.

leftcenterrightdel
 

Đến với Tour du lịch Biệt động Sài Gòn, khách tham quan sẽ tham quan 18 điểm di tích của Biệt động Sài Gòn : Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn đánh Dinh Độc Lập năm 1968, nhà làm nệm và nhà hầm - nơi các chiến sĩ biệt động nhận vũ khí, trú ém trước giờ xuất quân, Dinh Độc Lập và bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động tấn công vào Đại sứ quán Mỹ, Dinh Độc Lập, Quán Phở Bình - Sở chỉ huy tiền phương phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân 1968, nơi làm nội thất cho Dinh Độc Lập, Tiệm vàng Phú Xuân, Vĩnh Xuân xưa, Quán Nhan Hương (cơ sở biệt động thành giai đoạn 1963-1975), phim trường tái hiện cảnh Sài Gòn xưa, Hầm Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, nhà Hội Đồng Sầm ở Long An - nơi AHLLVTND Trần Văn Lai … và đặc biệt là được giao lưu trực tiếp với các nhân chứng lịch sử, các chiến sỹ, giao liên BĐSG… và được nghe những câu chuyện huyền thoại, chân thực từ họ.

 

 

Phi Sơn - Trọng Duy