Nhiệt độ lập kỷ lục được đo trên đảo Seymour trong tuần này và được báo cáo đầu tiên bởi The Guardian, chỉ 6 ngày sau khi nhiệt độ phá vỡ kỷ lục tương tự tại một trạm nghiên cứu của Argentina tại Esperanza, ghi nhận nhiệt độ 18,3oC.
Thậm chí, tại căn cứ Marambio trên đảo Seymour ở Nam Cực, các nhà khoa học Brazil cho biết họ đã ghi nhận nhiệt độ 21,7 oC, phá vỡ kỷ lục của khu vực được thiết lập chỉ một tuần trước.
'Chúng tôi đang chứng kiến xu hướng ấm lên ở nhiều địa điểm chúng tôi đang theo dõi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này', Carlos Schaefer, một trong những nhà khoa học làm việc tại căn cứ nói với The Guardian.
Các nhà khoa học nói rằng nhiệt độ có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện El Niño đã khiến mặt nước nóng lên bên cạnh sự thay đổi khí hậu.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, tháng trước là tháng ấm nhất trong vòng 141 năm qua.
Nhiệt độ ấm kỷ lục được tìm thấy ở một loạt quốc gia trên toàn cầu bao gồm Scandinavia, Châu Á, Ấn Độ Dương, trung tâm và tây Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Trung và Nam Mỹ.
Nhiệt độ mặt đất và đại dương cũng tăng cao ở mức kỷ lục 2,05 độ F so với mức trung bình của thế kỷ 20 - vượt qua kỷ lục 0,04 độ được thiết lập vào năm 2016.
Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia -NOAA tiết lộ, Bắc bán cầu đã phá vỡ kỷ lục tháng 1 với nhiệt độ trung bình 2,7 độ, trong khi Nam bán cầu có nhiệt độ trung bình 1,4 độ.
Khi đại dương và nhiệt độ khí quyển ấm lên, Nam Cực đã sinh ra gánh nặng, đặc biệt là đảo Pine, là sông băng dễ bị tổn thương nhất và là nơi đóng góp lớn nhất cho mực nước biển dâng trên bất kỳ dòng sông băng nào trên thế giới.
Kể từ năm 2012, sông băng đã đổ 58 tỷ tấn băng mỗi năm. Đảo Pine đã được theo dõi trong khoảng 30 năm và hiện hình dạng, vị trí của nó thay đổi đáng kể.
Các nghiên cứu cảnh báo, biến đổi khí hậu có thể quét sạch tới một nửa số động-thực vật trên Trái đất vào năm 2070, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
PV- Theo Daily mail.