Nga phát triển tên lửa mới không nổ nhưng biến vũ khí địch thành sắt vụn
Cập nhật lúc 09:10, Thứ tư, 11/09/2019 (GMT+7)
Nga đang liên tục kinh ngạc cho thế giới phương Tây bằng các loại vũ khí mới. Theo các nguồn tin gần đây, các kỹ sư Nga đã phát triển một loại tên lửa gây nhiễu sóng điện tử có tên gọi Alabuga, Báo Pravda đưa tin hôm 9/9.
Loại vũ khí này sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn kẻ thù mà không cần khai hỏa vào lực lượng địch. Nó sản sinh ra xung lực vô tuyến điện cực mạnh, sức mạnh có thể sánh bằng sức công phá của một vụ nổ hạt nhân.
Tên lửa có thể làm bất lực tất cả các loại vũ khí và thiết bị quân sự của kẻ thù, bao gồm tên lửa, hệ thống phòng thủ, tàu chiến, xe tăng cũng như bất kỳ thiết bị quân sự không/hải và bộ binh vận. Alabuga làm đứt toàn bộ vi mạch trong hệ thống điều khiển hỏa lực vũ khí. Trong thực tế, phần cứng và thiết bị quân sự sẽ “đóng băng tại chỗ”, trong khi máy bay và tên lửa sẽ rụng xuống đất như trái sung gặp gió bão.
Người ta tin rằng Alabuga sẽ trở thành tên lửa vô tuyến điện mạnh mẽ nhất có khả năng vô hiệu và làm bất động sức mạnh chiến đấu toàn diện của kẻ thù.
Ý tưởng về một loại vũ khí, không tàn phá môi trường, có thể phá hủy tất cả các loại thiết bị và vũ khí quân sự địch không có gì mới. Vào năm 2001, tổ hợp Ranets được giới thiệu ở Nga. Từ ranets trong tiếng Nga có thể hiểu là “đòn phản công.”Vũ khí trông giống một trạm thu phát sóng vô tuyến hơn là một loại vũ khí vô tuyến điện. Đây là một loại hệ thống cơ động có thể tấn công thiết bị kẻ thù ở khoảng cách lên đến 40 km.
Alabuga đang được bởi các tập đoàn công nghiệp vũ khí hàng đầu của Nga. Hiện chưa có thông tin chi tiết về Dự án. Tuy nhiên, người ta tin rằng tên lửa có bay xa từ 300 đến 400 km để làm bất lực toàn bộ thiết bị và vũ khí quân sự trong tầm bán kính khoảng 4 km.
Mỹ đã phát triển một loại công nghệ tương tự từ năm 2012. Mục đích là tạo ra một loại vũ khí có thể tấn công và tạo thế áp đảo hoàn toàn trước kẻ thù. Tuy nhiên, Mỹ chưa đưa ra bất kỳ hệ thống thực tế nào. Alabuga không phải là một loại tên lửa gây sát thương hoặc sẽ tạo ra các nạn nhân khi nó phát nổ. Các chuyên gia tin rằng loại vũ khí này có thể thay đổi chiến lược chiến tranh hoàn toàn trong tương lại.
Trước đây, truyền thông đưa tin nền công nghiệp quốc phòng Nga phát triển Alabuga, một loại tên lửa vô tuyến điện mới, sử dụng tần sóng UHF cực mạnh để gây tê liệt toàn bộ thiết bị tác chiến điện tử của kẻ thù trong bán kính 3,5-4 km, biến chúng thành “đống sắt vụn.”
Trúc Phạm