“Đây thật sự là trí tưởng tượng siêu tưởng hoặc đầy sáng tạo về việc sử dụng tên lửa,” Choi, một cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc và hiện đang giữ chức Phó chủ tịch Viện nghiên cứu Chính sách Asan, cơ quan cố vấn bảo thủ hàng đầu ở Seoul cho biết.

Các chuyên gia cho biết hàng loạt vụ thử tên lửa gần đây nhất của chế độ Kim Jong-un cho thấy lần đầu tiên Bình Nhưỡng tích cực thử nghiệm vũ khí nhắm vào các điểm yếu thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại bảo vệ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trước khi nối lại hoạt động thử tên lửa đạn đạo vào tháng 5, CHDCND Triều Tiên chưa thử bất kỳ tên lửa nào kể từ tháng 12/2017. Quyết định ngưng thử vũ khí là nhân tố quan trọng tạo ra các điều kiện đúng đắn cho cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un giám sát một vụ thử vũ khí mới. Ảnh: KCNA 

Kể từ đó, Trump và Kim có 2 lần gặp mặt, nhưng dường như hai bên chỉ đạt được chút tiến bộ.

Trump đã phát huy tầm quan trọng đối với việc “đóng băng” các vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhấn mạnh thực tế ông Kim đồng ý dừng thử tên lửa tầm xa và bom hạt nhân.

Tuy nhiên, các vụ phóng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đe dọa Hàn Quốc và Nhật Bản.

“Đồng bào biết đấy, ông Kim Jong-un đã rất thẳng thắn với tôi, tôi tin vậy. Và bây giờ chúng ta nhận thấy điều gì đang diễn ra, nhận thấy điều gì sẽ xảy ra. Ông ấy thích thử tên lửa, mà chúng ta chưa bao giờ hạn chế tên lửa tầm ngắn, chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra,” ông Trump nói với báo giới trong nước hôm 23/8.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại các vụ thử vũ khí gần đây cho thấy Bình Nhưỡng đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển vũ khí so với suy nghĩ trước đây của nhiều người. Các loại tên lửa, xét về mặt lý thuyết, sẽ được kích hoạt trong thời gian ngắn và bay nhanh hơn so với vũ khí thế hệ trước.

Một số chuyên gia cảnh khả năng mới mẻ này có thể áp dụng cho tên lửa tầm xa vươn đến tận lục địa Mỹ.

“Điều này nhắc nhở tôi rằng CHDCND Triều Tiên có năng lực hỏa tiễn mạnh mẽ và có thể tiên khai tất cả các loại tên lửa chỉ trong một thời gian ngắn,” ông Choi cho biết.

CHDCND Triều Tiên đã dừng chương trình vũ khí trong 17 tháng để tạo điều kiện cho đàm phán, nhưng “cam kết” bị phá vỡ vào ngày 4/5 khi Bình Nhưỡng thử nghiệm một hệ thống vũ khí mới.

Mục đích của vụ phóng gần đây, truyền thông CHDCND Triều Tiên đưa tin “kiểm tra khả năng hoạt động và độ chính xác thực thi nhiệm vụ tấn công của phóng phóng loạt tầm xa cỡ nòng lớn và vũ khí điều hướng chiến thuật.”

Chỉ cần riêng điều đó đã đủ khiến mọi người lo lắng, nhưng hàng loạt vụ thử đáng nhớ nhất diễn ra chỉ cách nhau vài ngày trong tháng 7.

Sau đó, CHDCND Triều Tiên bắn hàng loạt tên lửa tầm ngắn ở độ cao “lấp lửng” chỉ chừng 25 km và 50 km ở khoảng cách từ 220 km đến 600 km từ nhiều điểm phóng khác nhau.

leftcenterrightdel
 Hệ thống pháo phóng loạt đa nòng cỡ lớn tầm xa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA 

CHDCND Triều Tiên cho rằng Mỹ và Hàn Quốc kích động các vụ thử bằng cách tiến hành tập trận quân sự chung, chủ yếu bao gồm hoạt động tác chiến mô phỏng trong môi trường máy vi tính, Bình Nhưỡng cũng tức giận vì việc mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Seoul.

Độ cao của các loại tên lửa được thử nghiệm khiến ông Choi và các chuyên gia khác bận tâm, bởi vì chúng cho thấy CHDCND Triều Tiên dường như nhắm mục tiêu vào “lỗ hổng” trong 2 hệ thống tên lửa phòng thủ: Patriot và THAAD.

Hệ thống THAAD đánh chặn mục tiêu tên lửa ở độ cao từ 50 đến 150 km, trong khi hệ thống Patriot bao phủ độ cao 30 và dưới độ cao này, theo ông Choi. Hàn Quốc hiện đang gấp rút phát triển vũ khí mới để “lấp chỗ trống”.

Kim Dong-yub, một nhà phân tích công tác tạo Viện Nghiên cứu Viễn Đông trực thuộc Đại học Kyungnam ở Seoul, cho biết các loại tên lửa đã thử nghiệm có thể lẩn tránh hệ thống tên lửa phòng thủ của Hàn Quốc bởi vì độ cao mà chúng bay là quá cao để Patriot bắn rụng và quá thấp để THAAD dễ dàng đánh chặn.

Các nhà phân tích ở Hàn Quốc tin rằng CHDCND Triều Tiên thử nghiệm ít nhất 3 loại vũ khí mới: một hệ thống pháo phóng loạt điều hướng tầm xa cỡ nòng lớn, một hệ thống bản sao vũ khí phòng không Iskander do Nga sản xuất, và một loại “vũ khí mới” được thử nghiệm vào ngày 10/8 bay được khoảng 400 km.

Hiện chưa rõ liệu các loại tên lửa gần đây được CHDCND Triều Tiên thử nghiệm có thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn loại khác.

“Cho dù mang đầu đạn hạt nhân hay không…các loại tên lửa này vẫn đe dọa đến hai đồng minh quan trọng nhất của chúng ta ở khu vực Đông Bắc Á,” Tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, Vincent Brooks, một cựu chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc phát biểu. “Đây là cái gì đó mà Mỹ bị cuốn vào việc phải giải quyết.”

leftcenterrightdel
 Bản sao vũ khí phòng không Iskander của Triều Tiên. Ảnh: KCNA 

Ông Brooks từng chỉ huy gần 650.000 binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trực thuộc Bộ Tư lệnh Tổng hợp Mỹ-Hàn từ tháng 4/2016 đến tháng 11/2018, một giai đoạn rất đáng nhớ trên bán đảo Triều Tiên.

Quan hệ căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi CHDCND Triều Tiên bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày 28/11/2017.

Sau vụ phóng tên lửa đó, Tướng Brooks thận trọng đếm đến ngày vụ thử tiếp theo diễn ra. Ông tiếp tục làm như vậy sau khi nghỉ hưu và quan sát rất kỹ từng diễn biến trên bán đảo Triều Tiên từ quê nhà ở Austin, Texas. Công việc của ông dừng lại sau 520 ngày, cụ thể là vào ngày 4/5.

Trong khi các nhà phân tích quan ngại về tiến bộ quân sự gần đây của CHDCND Triều Tiên, ông Brooks bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng đồng minh bảo vệ bán đảo, tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ khả năng phòng vệ chi tiết. Ông cũng cho biết các vụ thử giúp cho Mỹ và đồng minh “hiểu rõ khả năng” các hệ thống vũ khí ở Bình Nhưỡng.

“Tôi tin các bộ chỉ huy quân sự ở Hàn Quốc và bên ngoài, đang suy nghĩ chính xác chúng ta sẽ làm gì,” ông Brooks trả lời phỏng vấn CNN. Trong tình thế căng thẳng, tướng quân đội Mỹ vẫn hy vọng về một giải pháp hòa bình.

Phạm Trúc