Mỹ đang xem xét gửi các hệ thống phòng không HAWK đang cất giữ trong kho tới Ukraine để giúp nước này phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình của Nga, các quan chức Washington tiết lộ.
Đây sẽ là cấp độ vũ khí mới so với hệ thống phòng không cá nhân Stinger mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong những tháng qua.
Hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk ra mắt vào những năm 1960, đến nay đã được nâng cấp nhiều lần. Theo Reuters, ban đầu Washington có thể gửi một số hệ thống tới Kyiv để xem liệu các vũ khí này còn hoạt động tốt hay không sau nhiều năm cất giữ trong kho.
|
|
Bệ phóng tên lửa đất đối không HAWK PIP III R. Ảnh Inquam / Ovidiu Micsik / Reuters. |
HAWK, tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa PATRIOT, là một vũ khí phòng không tầm trung di động có khả năng chống tên lửa, được sản xuất bởi tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ. Lục quân đã thay thế chúng bằng hệ thống MIM-104 Patriot tiên tiến hơn vào những năm 1990.
Thủy quân lục chiến, lực lượng cuối cùng của Mỹ sử dụng loại vũ khí này cũng đã loại bỏ chúng đầu những năm 2000 để chuyển sang sử dụng tên lửa FIM-92 Stinger di động.
Chính quyền Biden dự định sẽ sử dụng Cơ quan thu hồi vốn của Tổng thống (PDA) để chuyển giao nhanh chóng hệ thống tên lửa HAWK cho Ukraine mà không cần Quốc hội phê duyệt trong trường hợp khẩn cấp.
|
|
Hệ thống tên lửa HAWK MIM-23 (IHAWK). Ảnh: Getty. |
Sau một cuộc tấn công tên lửa tàn khốc của Nga hồi đầu tháng vào các thành phố của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết với Tổng thống Volodomyr Zelensky việc Washington sẽ cung cấp cho Kyiv các hệ thống phòng không tiên tiến.
Đầu tháng 10, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo, các chuyến hàng vũ khí theo kế hoạch tới Ukraine sẽ bao gồm 4 bệ phóng tên lửa HAWK của Tây Ban Nha. Madrid đã nhận được các hệ thống này vào năm 1965 và đã nâng cấp phần cứng lên biến thể cải tiến Improved-HAWK.
Kể từ cuộc đầu cuộc chiến từ 24/2 đến nay, Mỹ đã cung cấp khoản hỗ trợ an ninh trị giá 17,6 tỉ USD cho Kyiv.