Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã công bố hình ảnh vệ tinh, xác nhận rằng Nga tiếp tục thực hiện việc chuyển máy bay quân sự của mình sang Libya để cung cấp hỗ trợ cần thiết cho quân đội của Khalifa Haftar, theo BM.
Sự hiện diện của máy bay ném bom Su-24 trong các bức ảnh, được nhìn nhận là… không bình thường, bởi cho đến nay, Libya không hề sở hữu mẫu máy bay nào như vậy.
Đáng chú ý hơn nhiều khi những hình ảnh của máy bay ném bom chiến lược Tu-22 tầm xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân tại Căn cứ không quân Al-Jufra.
Trên hình ảnh vệ tinh được chia sẻ, cùng với sự hiện của MiG-29, còn có sự xuất hiện của máy bay ném bom Su-24 trên đường băng và máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22 nằm trong hầm trú ẩn.
Trong số những khí tài khác được nhìn thấy tại căn cứ không quân Al-Jufra, Libya, cũng có hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Cùng với bày tỏ lo lắng về những máy bay chiến đấu của Nga, hôm thứ Năm 19/6,Quân đội Hoa Kỳ cũng tuyên bố bận tâm với cả những người lái chúng, cho rằng đó là những phi công thiếu kinh nghiệm.
|
|
Không chỉ có MiG-29, Su-24, tại Libya còn ghi nhận có sự hiện diện của máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22, điều khiến Mỹ và NATO lo ngại. Ảnh: Wikimedia. |
Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ ở Châu Phi (AFRICOM) hôm 18/6 cho biết, đã cảnh báo về những gì họ nói là thiếu kỹ năng trong số các phi công của máy bay kể trên; nhấn mạnh mối lo ngại những chiếc máy bay Nga đang được điều khiển bởi những lính đánh thuê được Mỹ cáo buộc là đến từ tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner Group (PMC).
“PMC không có kinh nghiệm, và những lính đánh thuê không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như không bị ràng buộc bởi luật xung đột vũ trang. Nếu đúng là lính đánh thuê PMC điều khiển máy bay và việc ném bom xảy ra, cuộc sống của người Libya vô tội có nguy cơ bị đe dọa." - một quan chức Hải quân Hoa Kỳ nói.
|
|
Máy bay ném bom Su-24 Nga. Nguồn: Airforce. |
Trong khi Reuters đưa tin vào đầu tháng 5, Liên Hợp Quốc đã tìm thấy tới 1.200 “lính đánh thuê” từ PMC đang có mặt ở Libya để hỗ trợ “lãnh chúa” Khalifa Haftar trong cuộc chiến chống lại chính phủ được quốc tế công nhận; thì AFRICOM cho biết hôm thứ Năm, 18/6, lực lượng của PMC tại Libya lên đến khoảng 2.000 người.
Các quan chức quân sự Mỹ đã mô tả sự hiện diện của vũ khí Nga ở Libya là mối đe dọa tiềm tàng đối với NATO.
Libya đang diễn ra một cuộc nội chiến khốc liệt kể từ khi Đại tá Gaddafi và chính quyền của ông này bị lật đổ vào tháng 8/2011, chủ yếu là giữa Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở phía đông đất nước và lực lượng trung thành với Khalifa Haftar, một cựu tướng quân, lãnh đạo Quân đội Quốc gia Libya (LNA), ở phía Tây.
Theo BM, GNA được Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ý hậu thuẫn, trong khi LNA được Ai Cập, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hỗ trợ.