Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói: “Chúng tôi tuyên bố rõ, chúng tôi phản đối cuộc tấn công quân sự của Lực lượng Khalifa Hafar và yêu cầu dựng ngay lập tức các hoạt động quân sự tàn phá thủ đô Libya. Lực lượng nên trở lại vị trí nguyên trạng".

leftcenterrightdel
Chiến tranh vẫn tiếp tục lan rộng ở Libya sau cuộc can thiệp "nhân đạo" của NATO để ủng hộ lực lượng nổi dậy lật đổ chế độ Mumar Gaddafi vào năm 2011 

Libya vẫn là một mảnh đất bị nhiều thế lực “chia 5, xẻ 7”, không có quyền lực tập trung, kể từ khi chiến dịch can thiệp và không kích vì lý do “nhân đạo” vào năm 2011 tàn phá quân đội nước này và giúp đỡ các nhóm vũ trang nổi dậy ám sát Đại tá Muamar Gaddafi.

Nhưng vào năm 2019, “một giải pháp chính trị là cách duy nhất để thống nhất đất nước và đưa ra một kế hoạch đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng chung toàn thể dân tộc Libya,” Bộ Ngoại giao Mỹ nghiêm túc tin tưởng, đồng thời kêu gọi các bên liên quan khẩn trương giảm căng thẳng.

“Lời cầu xin” của ông Pompeo xuất hiện khi Lầu Năm Góc rút đội quân còn lại khỏi Libya, cho biết quá nguy hiểm cho các binh sĩ Mỹ ở nước này.

Có 2 lực lượng giao chiến chủ yếu ở Libya vào lúc này: Lực lượng chính phủ được Liên hợp quốc thừa nhận ở thủ đô Tripoli và đồng minh, và phe quốc hội đối địch ở Tobruk nhận được sự ủng hộ từ Haftar, lực lượng đang kiểm soát hầu hết lãnh thổ Libya.

Bộ Tư lệnh Haifar ra lệnh cho binh sĩ của họ tiến vào thủ đô trong một hoạt động “chống khủng bố” vào tuần qua, buộc Tripoli phải điều động quân đội. Cho đến nay, có ít nhất 11 người chết trong các cuộc giao tranh ở khu vực ngoại ô, tuy nhiên Haftar chưa mở được bất kỳ cuộc tấn công nghiêm trọng nào vào thủ đô Libya.

Phạm Trúc