Mỹ vẫn duy trì lập trường cứng rắn kể từ thời chính quyền Donald Trumpxung quanh vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, hãng thông tấn Iran Meh dẫn tờ Wionews của Ấn Độ.

"Lập trường của chúng tôi không thay đổi", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên. "Chúng tôi kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không giữ lại hệ thống S-400."

Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2019 trong một hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD bất chấp cảnh báo rằng, sự hợp tác quân sự như vậy không phù hợp với NATO và sẽ cho phép Nga cải thiện khả năng nhắm mục tiêu của các máy bay phương Tây. Thười gian qua, cả Mỹ và NATO liên tục gây áp đòi Ankara tìm phương án thay thế S-400.

leftcenterrightdel
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: AA. 

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, S-400 sẽ không được tích hợp vào các hệ thống của NATO và không gây ra mối đe dọa nào đối với liên minh hoặc vũ khí của khối này.

"Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh lâu đời và có vị trí của NATO, nhưng quyết định mua S-400 của họ không phù hợp với cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là đồng minh của Mỹ và NATO", ông Kirby tuyên bố trong một cuộc họp báo, lưu ý “Thổ Nhĩ Kỳ đã có nhiều cơ hội trong thập kỷ qua để mua hệ thống phòng thủ Patriot từ Hoa Kỳ và thay vào đó họ chọn mua S-400 từ Nga”.

Đáp trả, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Ankara. Ngày 14/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác nhận rằng Hoa Kỳ xác nhận đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Mỹ đình chỉ việc tham gia của Ankara trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 với tư cách nhà thầu cung cấp phụ tùng, đồng thời hủy thương vụ bán 100 máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

leftcenterrightdel
Máy bay vận tải Nga chở các bộ phận của S-400 đến Căn cứ Không quân Mürted gần thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/9/2019. Ảnh: AA. 

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đề xuất một nhóm công tác hỗn hợp của 2 nước để kiểm tra vấn đề tương thích kỹ thuật, tuy nhiên đề xuất vẫn chưa được lên kế hoạch.

Tờ Dailysabah của Thổ Nhĩ Kỳ nói, hồi tháng 1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bày tỏ hy vọng về việc nước này sẽ tái gia nhập chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35, tuy vậy, liên hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Joe Biden hiện khá dè dặt.

Cũng theo Dailysabah, hôm 5/2, Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ David Satterfield cho biết, Washington hy vọng vấn đề S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể được giải quyết.

"Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề S-400 có thể được giải quyết. Nhưng nếu vấn đề chưa thể giải quyết được, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào tất cả các lĩnh vực hợp tác khác không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt mà chúng tôi đưa ra.", ông David Satterfield nói với các phóng viên.

Huy Anh